Các phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa muốn vượt nhau thì cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Các phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa muốn vượt nhau thì cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 42 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định như sau:
"Điều 42. Phương tiện vượt nhau
1. Phương tiện vượt nhau thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phương tiện xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần;
b) Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt, nếu thấy an toàn phải giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này và đi về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện xin vượt đã vượt qua; nếu không thể cho vượt thì phát âm hiệu 5 tiếng ngắn;
c) Phương tiện xin vượt, khi nghe thấy âm hiệu điều động của phương tiện bị vượt thì mới được vượt; khi vượt phải phát âm hiệu báo phía vượt của mình và phải giữ khoảng cách ngang an toàn với phương tiện bị vượt.
2. Phương tiện xin vượt không được vượt trong các trường hợp sau đây:
a) Nơi có báo hiệu cấm vượt;
b) Phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại;
c) Nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp hoặc có báo hiệu chiều rộng luồng hạn chế;
d) Khi đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống, âu tàu, khu vực điều tiết giao thông;
đ) Trường hợp khác không bảo đảm an toàn."
Phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần.
Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt, nếu thấy an toàn phải giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này và đi về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện xin vượt đã vượt qua; nếu không thể cho vượt thì phát âm hiệu 5 tiếng ngắn;
Phương tiện xin vượt, khi nghe thấy âm hiệu điều động của phương tiện bị vượt thì mới được vượt; khi vượt phải phát âm hiệu báo phía vượt của mình và phải giữ khoảng cách ngang an toàn với phương tiện bị vượt.
Và phải cần chú ý đến trường hợp không được vượt.
Giao thông đường thủy
Phương tiện giao thông đường thủy nội địa khi neo đậu cần lưu ý những gì?
Căn cứ Điều 44 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định:
"Điều 44. Neo đậu phương tiện
1. Neo đậu phương tiện trong cảng, bến thuỷ nội địa phải đúng nơi quy định, chấp hành nội quy của cảng, bến thuỷ nội địa và phải bố trí người trông coi phương tiện.
Phương tiện neo đậu ở phía bờ phải để thuyền viên của các phương tiện đậu ở phía ngoài và những người thi hành công vụ đi qua.
2. Trong trường hợp cần neo đậu phương tiện ở ngoài phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa để hành khách lên xuống hoặc xếp, dỡ hàng hoá phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa. Phương tiện khác chỉ được cập mạn để đón trả hành khách, chuyển tải hàng hoá khi phương tiện này đã neo đậu xong.
3. Trước khi rời cảng, bến thuỷ nội địa hoặc vị trí neo đậu, phương tiện phải phát âm hiệu, nếu thấy bảo đảm an toàn mới được nhổ neo.
4. Phương tiện không được neo đậu ở giữa luồng, khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp, luồng hẹp, luồng bị hạn chế trong hành lang bảo vệ cầu hoặc các công trình khác và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu."
Phương tiện giao thông đường thủy nội địa khi neo đậu thì phát tín hiệu như thế nào?
Căn cứ Điều 56 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định như sau:
- Ban đêm, phương tiện có chiều dài lớn nhất từ 45 mét trở xuống thắp ở phía mũi một đèn trắng đặt cao hơn mặt nước ít nhất 3 mét; phương tiện có chiều dài lớn nhất trên 45 mét thắp thêm ở phía lái một đèn trắng và đặt thấp hơn đèn trắng ở phía mũi 1 mét.
Tại nơi có báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế, phương tiện neo thắp thêm một đèn trắng đặt tại vị trí gần tim luồng nhất của phương tiện.
Các bè neo ở ngoài cảng, bến thuỷ nội địa thắp một đèn đỏ đặt ở giữa bè và hai đèn trắng đặt ở hai góc bè phía luồng.
- Ban ngày, ở phía mũi treo một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen, đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?
- Chi tiết lịch nghỉ Tết ngân hàng Sacombank 2025? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
- Lịch nghỉ Tết Techcombank 2025 như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm của ngân hàng mới nhất?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng VPBank 2025 mới nhất? Đi làm dịp tết Âm lịch 2025 được trả lương thế nào?