Các phiên họp nào của kỳ họp Quốc hội được phát thanh và truyền hình trực tiếp? Ai là người tổng hợp biên bản kỳ họp Quốc hội? Biên bản kỳ họp Quốc hội được cơ quan nào xác thực?
Các phiên họp nào của kỳ họp Quốc hội được phát thanh và truyền hình trực tiếp?
Các phiên họp của kỳ họp Quốc hội được phát thanh và truyền hình trực tiếp được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:
Thông tin về kỳ họp Quốc hội
...
4. Phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, Lễ tuyên thệ được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Các phiên họp khác của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
...
Như vậy, phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, Lễ tuyên thệ được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Các phiên họp khác của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
Trước đây, căn cứ vào Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) của Quốc hội như sau:
Thông tin về kỳ họp Quốc hội
1. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung của kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp theo quy định của pháp luật.
2. Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về kỳ họp trước phiên khai mạc và sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thức về sự kiện diễn ra tại kỳ họp Quốc hội.
3. Phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Các phiên họp khác của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
4. Tổng thư ký Quốc hội quyết định thông tin, tài liệu kỳ họp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
5. Văn kiện chủ yếu của mỗi kỳ họp Quốc hội được đăng trong kỷ yếu của kỳ họp Quốc hội do Văn phòng Quốc hội ấn hành.
6. Đại diện cơ quan báo chí, thông tấn được tạo điều kiện thuận lợi tại khu vực dành riêng để tham dự, đưa tin về các phiên họp công khai tại kỳ họp Quốc hội và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí. Tổng thư ký Quốc hội quy định cụ thể về việc hoạt động của đại diện cơ quan báo chí, thông tấn tại khu vực diễn ra kỳ họp Quốc hội.
Như vậy, phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Các phiên họp khác của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
Kỳ họp Quốc hội (Hình từ Internet)
Ai là người tổng hợp biên bản kỳ họp Quốc hội? Biên bản kỳ họp Quốc hội được cơ quan nào xác thực?
Người tổng hợp biên bản kỳ họp Quốc hội và biên bản kỳ họp Quốc hội được cơ quan xác thực theo Điều 26 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:
Biên bản kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội và các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội phải được ghi âm, ghi biên bản. Biên bản kỳ họp Quốc hội gồm biên bản tổng hợp và biên bản các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội.
2. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu tại phiên họp; ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội;kết quả biểu quyết của Quốc hội tại phiên họp. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp và thư ký phiên họp ký xác thực.
3. Biên bản phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội ký xác thực.
4. Biên bản phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
5. Biên bản các phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
6. Biên bản và bản ghi âm của các phiên họp phải được chuyển đến Tổng Thư ký Quốc hội để xây dựng biên bản kỳ họp Quốc hội. Biên bản kỳ họp Quốc hội phải được hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội ký xác thực.
7. Mẫu biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp do Tổng Thư ký Quốc hội quy định
Như vậy, biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp và thư ký phiên họp ký xác thực.
Biên bản phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội ký xác thực.
Biên bản phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
Biên bản các phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
Trước đây, căn cứ vào Điều 24 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) của Quốc hội như sau:
Biên bản kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội và các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội phải được ghi âm, ghi biên bản.
2. Biên bản kỳ họp Quốc hội gồm biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội. Biên bản tổng hợp do Chủ tịch Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội ký xác thực.
3. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết của Quốc hội tại phiên họp, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Thư ký phiên họp ký xác thực.
4. Biên bản các phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội ký xác thực.
5. Biên bản các phiên họp do Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Thư ký phiên họp ký xác thực.
6. Biên bản các phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Thư ký phiên họp ký xác thực.
7. Biên bản và bản ghi âm các phiên họp phải được chuyển đến Tổng thư ký Quốc hội để xây dựng Biên bản kỳ họp Quốc hội.
8. Mẫu biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp do Tổng thư ký Quốc hội quy định.
Kỳ họp Quốc hội và các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội phải được ghi âm, ghi biên bản. Biên bản và bản ghi âm các phiên họp phải được chuyển đến Tổng thư ký Quốc hội để xây dựng Biên bản kỳ họp Quốc hội.
Biên bản kỳ họp Quốc hội gồm biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội. Biên bản tổng hợp do Chủ tịch Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội ký xác thực.
Ai là người tổng hợp các ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp Quốc hội?
Người tổng hợp các ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp Quốc hội được quy định tại Điều 27 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:
Tập hợp, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại các phiên họp
1. Ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội tại các phiên họp có giá trị như nhau và phải được tập hợp, tổng hợp, giải trình, tiếp thu và báo cáo đầy đủ, trung thực với Quốc hội.
2. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.
3. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo tự mình hoặc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo giải trình ý kiến thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội gửi đến đại biểu Quốc hội trước khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về nội dung đó.
4. Báo cáo tập hợp, báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội về từng nội dung của kỳ họp Quốc hội được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 02 ngày đối với kỳ họp thường lệ và 24 giờ đối với kỳ họp bất thường trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội về nội dung đó. Báo cáo tập hợp, báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội tại phiên biểu quyết thông qua phải được gửi đến đại biểu Quốc hội theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
5. Mẫu báo cáo tập hợp,báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội do Tổng Thư ký Quốc hội quy định.
Như vậy, người tổng hợp các ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp Quốc hội là Tổng Thư ký Quốc hội.
Trước đây, căn cứ vào Điều 25 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:
Tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội tại các phiên họp
1. Ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội tại các phiên họp có giá trị như nhau và phải được tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình và báo cáo đầy đủ, trung thực với Quốc hội.
2. Tổng thư ký Quốc hội chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, cơ quan hữu quan tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.
3. Báo cáo tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về từng nội dung của kỳ họp Quốc hội được gửi tới đại biểu Quốc hội chậm nhất 02 ngày trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể về nội dung đó. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội tại phiên biểu quyết thông qua phải được gửi tới đại biểu Quốc hội chậm nhất 01 ngày trước phiên biểu quyết thông qua nội dung đó.
4. Mẫu báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội do Tổng thư ký Quốc hội quy định.
- Ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội tại các phiên họp có giá trị như nhau và phải được tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình và báo cáo đầy đủ, trung thực với Quốc hội.
- Tổng thư ký Quốc hội chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, cơ quan hữu quan tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?