Các nguyên tắc quan trọng cần nắm khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới nhất năm 2022?
- Các nguyên tắc khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo Nghị định mới nhất?
- Các nguyên tắc khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định cũ?
- So sánh sự khác nhau nguyên tắc quan trọng cần nắm khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trình tự bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
Các nguyên tắc khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo Nghị định mới nhất?
Theo Điều 24 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định các nguyên tắc khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
- Việc xử lý tài chính, xác định và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm và phương án bán toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
- Giá khởi điểm bán toàn bộ doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc không thấp hơn tổng giá trị phần vốn nhà nước đã được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
02 nguyên tắc quan trọng cần nắm khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới nhất năm 2022?
Các nguyên tắc khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định cũ?
Theo Điều 5 Nghị định 128/2014/NĐ-CP thì các nguyên tắc khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau
- Người mua, người nhận giao doanh nghiệp không được bán lại doanh nghiệp trong thời gian quy định của hợp đồng.
- Tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện bán, giao, chuyển giao được tính bằng giá trị. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện bán được tính theo giá thực tế trên thị trường. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện giao được tính theo giá trị trên sổ kế toán đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập.
- Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn phương thức bán doanh nghiệp:
+ Bán đấu giá có kế thừa công nợ;
+ Bán đấu giá không kế thừa công nợ;
+ Bán thỏa thuận trực tiếp có kế thừa công nợ;
+ Bán thỏa thuận trực tiếp không kế thừa công nợ;
Ưu tiên bán cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp nếu tập thể người lao động trong doanh nghiệp trả giá bằng người mua khác trong lần đấu giá cuối cùng.
So sánh sự khác nhau nguyên tắc quan trọng cần nắm khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Thứ nhất, việc bán bán lại doanh nghiệp hiện nay đã chỉ có hình thức bán thông qua phương thức đấu giá. Trong khi đó, theo quy định cũ thì việc bán doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua 4 phương thức.
Thứ hai, giá khởi điểm bán toàn bộ doanh nghiệp đã được quy định mức trần. Trong khi đó theo quy định cũ thì giá khởi điểm được tính theo thực tế trên thị trường mà không có mức trần.
Thứ ba, việc ưu tiên bán cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp đã không còn được đề cập trong quy định mới.
Trình tự bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
Theo Điều 25 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì trình tự bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
Bước 1: Xây dựng phương án bán toàn bộ doanh nghiệp bao gồm:
- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, trong đó bao gồm: hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp; hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ; báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước từng thời kỳ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phương án sắp xếp lại lao động; dự toán chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp; phương pháp, hình thức, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác (nếu có);
- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp;
- Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp;
- Hoàn tất phương án bán toàn bộ doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án bán toàn bộ doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung cơ bản như: Thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; Xác định giá bán và phương thức bán, dự kiến chi phí tổ chức thực hiện; Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phương án sử dụng lao động đang quản lý và giải quyết lao động dôi dư.
Bước 2: Tổ chức thực hiện phương án bán toàn bộ doanh nghiệp theo phương thức đấu giá.
Bước 3: Hoàn tất việc bán toàn bộ doanh nghiệp: Quyết toán chi phí bán và số tiền thu từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp; thanh toán; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người trúng đấu giá; thông báo về việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp.
Nghị định 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/06/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?