Các mức độ của dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam cần đảm bảo đầy đủ các thông tin gì?
- Các mức độ của dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam cần đảm bảo đầy đủ các thông tin gì?
- Biểu mẫu điện tử được cung cấp trên dịch vụ công trực tuyến được quy định như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào trong kê khai, nộp hồ sơ, tra cứu, sử dụng Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam?
Các mức độ của dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam cần đảm bảo đầy đủ các thông tin gì?
Theo khoản 3 Điều 9 Quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Thông tin về dịch vụ công trực tuyến
...
3. Yêu cầu đối với các mức độ của dịch vụ công trực tuyến: Đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 32/2017/TT- BTTTT.
Theo quy định nêu trên thì các mức độ của dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam cần đảm bảo đầy đủ các thông tin cơ bản theo quy định tại Điều 5 Thông tư 32/2017/TT- BTTTT, cụ thể:
(1) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 phải cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản sau:
- Tên thủ tục hành chính;
- Trình tự thực hiện;
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ;
- Thời hạn giải quyết;
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: ghi rõ kết quả cuối cùng của việc thực hiện thủ tục hành chính;
- Thông tin nếu có về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính, yêu cầu, điều kiện, phí, lệ phí;
- Hình thức nhận hồ sơ, trả kết quả (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua môi trường mạng);
- Văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về thủ tục hành chính, quyết định công bố thủ tục hành chính.
(2) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản như dịch vụ công trực tuyến mức độ 1;
- Cung cấp đầy đủ các biểu mẫu điện tử không tương tác và cho phép người sử dụng tải về để khai báo sử dụng;
- Hồ sơ in từ biểu mẫu điện tử không tương tác sau khi khai báo theo quy định được chấp nhận như đối với hồ sơ khai báo trên các biểu mẫu giấy thông thường.
(3) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 2;
- Các biểu mẫu của dịch vụ được cung cấp đầy đủ dưới dạng biểu mẫu điện tử tương tác để người sử dụng thực hiện được việc khai báo thông tin, cung cấp các tài liệu liên quan (nếu có) dưới dạng tệp tin điện tử đính kèm và gửi hồ sơ trực tuyến tới cơ quan cung cấp dịch vụ;
- Hồ sơ hành chính điện tử được sắp xếp, tổ chức, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng dịch vụ công trực tuyến để bảo đảm khả năng xử lý, tra cứu, thống kê, tổng hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu của các hệ thống ứng dụng liên quan;
- Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng;
- Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.
(4) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3;
- Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến để người sử dụng thực hiện được ngay việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) qua môi trường mạng;
- Việc trả kết quả cho người sử dụng có thể được thực hiện trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp.
Kết quả dưới dạng điện tử của dịch vụ công trực tuyến có giá trị pháp lý như đối với kết quả truyền thống theo quy định về kết quả điện tử của cơ quan chuyên ngành.
Việc trả kết quả trực tuyến được thực hiện theo sự thống nhất của người sử dụng và cơ quan cung cấp dịch vụ qua một hoặc nhiều hình thức sau:
+ Thông báo trên cổng thông tin điện tử có dịch vụ công trực tuyến;
+ Gửi qua chức năng trả kết quả của dịch vụ công trực tuyến;
+ Gửi qua thư điện tử của người sử dụng.
Khuyến khích gửi kết quả qua các kênh giao tiếp điện tử khác như: tin nhắn trên điện thoại di động, dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng.
Biểu mẫu điện tử được cung cấp trên dịch vụ công trực tuyến được quy định như thế nào?
Theo khoản 7, khoản 8 Điều 3 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT quy định biểu mẫu điện tử được cung cấp trên dịch vụ công trực tuyến như sau:
- Biểu mẫu điện tử không tương tác là biểu mẫu của thủ tục hành chính (mẫu đơn, mẫu tờ khai) được định dạng và lưu trữ dưới dạng tệp tin điện tử để tải về và điền thông tin.
- Biểu mẫu điện tử tương tác (e-Form) là biểu mẫu hồ sơ của thủ tục hành chính được thể hiện dưới dạng ứng dụng máy tính (thông thường dưới dạng ứng dụng trên Web) để người sử dụng cung cấp, trao đổi dữ liệu với ứng dụng dịch vụ công trực tuyến.
+ Biểu mẫu điện tử tương tác phải bao gồm tối thiểu các trường thông tin quy định tại biểu mẫu của thủ tục hành chính (mẫu đơn, mẫu tờ khai).
+ Biểu mẫu điện tử tương tác thực hiện việc thu thập dữ liệu theo yêu cầu của thủ tục hành chính dưới một định dạng thống nhất cho cơ quan cung cấp dịch vụ.
+ Các dữ liệu này được quản lý trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng dịch vụ công trực tuyến.
Các mức độ của dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam cần đảm bảo đầy đủ các thông tin gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào trong kê khai, nộp hồ sơ, tra cứu, sử dụng Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam?
Theo Điều 22 Quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-BHXH năm 2020 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong kê khai, nộp hồ sơ, tra cứu, sử dụng Cổng Dịch vụ công như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong kê khai, nộp hồ sơ, tra cứu, sử dụng Cổng Dịch vụ công
1. Kê khai, nộp hồ sơ, tra cứu và sử dụng Cổng Dịch vụ công phục vụ cho việc thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của BHXH Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện những thủ tục hành chính, hồ sơ, thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện được đăng tải công khai trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam.
3. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi tham gia sử dụng Cổng Dịch vụ công:
a) Có nghĩa vụ bảo vệ tài khoản được cung cấp để đăng nhập sử dụng Cổng Dịch vụ công. Nghiêm cấm việc gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tài khoản, chữ ký số của người khác;
b) Đăng ký, kê khai các thông tin chính xác; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đăng ký, kê khai.
Như vậy, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ như sau trong kê khai, nộp hồ sơ, tra cứu, sử dụng Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam:
- Thực hiện việc kê khai, nộp hồ sơ, tra cứu và sử dụng Cổng Dịch vụ công phục vụ cho việc thực hiện thủ tục hành chính.
- Thực hiện những thủ tục hành chính, hồ sơ, thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện được đăng tải công khai trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?