Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm những loại nào? Tổ chức, cá nhân có được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm không?

Cho tôi hỏi các loại sản phẩm phần mềm bao gồm những loại nào? Trong hoạt động công nghệ phần mềm có các loại sản phẩm phần mềm. Như vậy sản phẩm phần mềm có bao gồm phần mềm tiện ích không? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Kim Anh đến từ Hà Nội.

Sản phẩm phần mềm được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
2. Phần mềm hệ thống là phần mềm dùng để tổ chức và duy trì hoạt động của một hệ thống hoặc một thiết bị số (sau đây gọi chung là thiết bị số). Phần mềm hệ thống có thể tạo môi trường cho các phần mềm ứng dụng làm việc trên đó và luôn ở trạng thái làm việc khi thiết bị số hoạt động.
3. Phần mềm ứng dụng là phần mềm được phát triển và cài đặt trên một môi trường nhất định, nhằm thực hiện những công việc, những tác nghiệp cụ thể.
4. Phần mềm tiện ích là phần mềm nhằm trợ giúp cho người dùng tổ chức, quản lý và duy trì hoạt động của thiết bị số.
5. Phần mềm công cụ là phần mềm được dùng làm công cụ để cho người phát triển phần mềm sử dụng phát triển các phần mềm khác.
...

Như vậy, sản phẩm phần mềm được hiểu là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

Sản phẩm phần mềm

Sản phẩm phần mềm (Hình từ Internet)

Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm những loại nào?

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định như sau:

Hoạt động công nghiệp phần mềm
1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ,
đ) Các phần mềm khác.
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.

Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:

- Phần mềm hệ thống;

- Phần mềm ứng dụng;

- Phần mềm tiện ích;

- Phần mềm công cụ,

- Các phần mềm khác.

Tổ chức, cá nhân có được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm không?

Theo Điều 16 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm như sau:

Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải tuân thủ các quy định tại Điều 15 Nghị định này, các quy định của pháp luật liên quan và các quy định sau:
1. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.
2. Cá nhân được thuê nghiên cứu - phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng phần mềm, tài liệu phần mềm, cấu trúc phần mềm, mã nguồn phần mềm hay các nội dung cơ bản của phần mềm mà mình được tiếp cận vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu - phát triển phần mềm đó.

Như vậy, tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.

Sản phẩm phần mềm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sản phẩm phần mềm là gì?
Pháp luật
Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?
Pháp luật
Phần mềm là gì? 05 loại sản phẩm phần mềm có phần mềm ứng dụng không? Sản phẩm phần mềm sản xuất tại Việt Nam được ưu đãi thế nào?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề gia công phần mềm có áp dụng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm thì viết chương trình phần mềm thuộc vào công đoạn nào?
Pháp luật
Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm gồm những công đoạn nào? Trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm là gì?
Pháp luật
Dịch vụ cho thuê phần mềm chịu thuế như thế nào? Có được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Thu nhập từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm sẽ áp dụng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm trong cơ quan nhà nước phải đáp ứng tiêu chí về tính mở và tính bền vững nào?
Pháp luật
Sản phẩm phần mềm là gì? Sản phẩm phần mềm sản xuất tại Việt Nam có được áp dụng mức ưu đãi về thuế không?
Pháp luật
Sản phẩm phần mềm có được hưởng ưu đãi thuế TNDN hay không? Nếu được thì hưởng trong vòng bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm phần mềm
21,530 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm phần mềm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm phần mềm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào