Các loại biển số nhà có cấu tạo như thế nào? Đối tượng nào được đánh số và gắn biển số nhà theo quy định?
Gắn biển số nhà là gì?
Tại khoản 2 Điều 3 Quy chế Đánh số và gắn biển số nhà ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD quy định như sau:
“Gắn biển số nhà” là việc xác định để gắn biển vào vị trí lắp đặt biển số nhà theo nguyên tắc thống nhất.
Theo đó, gắn biển số nhà là việc xác định để gắn biển vào vị trí lắp đặt biển số nhà theo nguyên tắc thống nhất.
Biển số nhà (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được đánh số và gắn biển số nhà?
Đối tượng được đánh số và gắn biển số nhà quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế Đánh số và gắn biển số nhà ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD này gồm:
Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này được áp dụng tại khu vực đô thị và điểm dân cư nông thôn trong cả nước.
2. Đối tượng được đánh số và gắn biển số nhà bao gồm:
a) Nhà ở, công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là nhà), trừ các loại nhà xây dựng không phép hoặc trái phép trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Nhóm nhà, ngôi nhà và tầng nhà, căn hộ, số cầu thang của nhà chung cư.
Theo đó, đối tượng được đánh số và gắn biển số nhà bao gồm:
- Nhà ở, công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là nhà), trừ các loại nhà xây dựng không phép hoặc trái phép trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Nhóm nhà, ngôi nhà và tầng nhà, căn hộ, số cầu thang của nhà chung cư.
Gắn biển số nhà tại đường, phố, ngõ, ngách được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Quy chế Đánh số và gắn biển số nhà ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD quy định như sau:
Gắn biển số nhà tại đường, phố, ngõ, ngách
1. Mỗi nhà mặt đường, nhà trong ngõ, trong ngách được gắn 1 biển số nhà. Trường hợp một nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường, phố, ngõ, ngách khác nhau thì biển số nhà được gắn ở cửa chính. Nếu nhà có cửa chính ở tại góc hai đường, phố, ngõ, ngách thì nhà đó được đánh số và gắn biển theo đường, phố, ngõ, ngách lớn hơn.
2. Biển số nhà được gắn tại cửa đi sát hè hoặc lòng đường, phía trên giữa cửa đi chính. Trường hợp nhà có hàng rào sát hè hoặc lòng đường thì biển số nhà được gắn tại cột trụ cổng chính, phía bên trái (theo chiều từ phía ngoài vào nhà) ở độ cao là hai mét (2m).
Như vậy, mỗi nhà mặt đường, nhà trong ngõ, trong ngách được gắn 1 biển số nhà.
Trường hợp một nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường, phố, ngõ, ngách khác nhau thì biển số nhà được gắn ở cửa chính. Nếu nhà có cửa chính ở tại góc hai đường, phố, ngõ, ngách thì nhà đó được đánh số và gắn biển theo đường, phố, ngõ, ngách lớn hơn.
Biển số nhà được gắn tại cửa đi sát hè hoặc lòng đường, phía trên giữa cửa đi chính. Trường hợp nhà có hàng rào sát hè hoặc lòng đường thì biển số nhà được gắn tại cột trụ cổng chính, phía bên trái (theo chiều từ phía ngoài vào nhà) ở độ cao là hai mét (2m).
Các loại biển số nhà có cấu tạo như thế nào?
Theo Điều 14 Quy chế Đánh số và gắn biển số nhà ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD có quy định cụ thể về cấu tạo các loại biển như sau:
(1) Màu sắc và chất liệu của biển
- Các loại biển nêu tại khoản 1, 2, 3, 6 và 7 Điều 13 của Quy chế này có nền màu xanh lam sẫm, chữ và số màu trắng, đường chỉ viền màu trắng; được làm bằng sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, dày 1 mm;
- Mầu sắc và chất liệu các loại biển nêu tại khoản 4 và 5 Điều 13 của Quy chế này do Sở Xây dựng quy định.
(2) Kích thước của từng loại biển:
- Biển số nhà mặt đường:
+ Biển có 1 hoặc 2 chữ số (chiều rộng x chiều cao): 200 mm x 150 mm;
+ Biển có 3 chữ số: 230 mm x 150 mm;
+ Biển có 4 chữ số: 260 mm x 150 mm;
- Biển số nhà trong ngõ ngách, nhà trong ngách: kích thước do Sở Xây dựng quy định;
- Biển số căn hộ (hoặc phòng):
+ Biển có 3 chữ số (chiều rộng x chiều cao): 170 mm x 100 mm;
+ Biển có 4 chữ số: 190 mm x 100 mm;
- Biển tên nhóm nhà: kích thước do Sở Xây dựng quy định;
- Biển tên ngôi nhà (chiều rộng x chiều cao): 850 mm x 650 mm;
- Biển số tầng (chiều rộng x chiều cao): 300 mm x 300 mm;
- Biển số cầu thang (chiều rộng x chiều cao): 300 mm x 300 mm.
(3) Cách ghi trên biển số:
- Đối với các loại biển quy định tại điểm a, c, đ, e, g khoản 2 điều này thì ghi theo quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này;
- Đối với các loại biển quy định tại điểm b, d khoản 2 điều này thì Sở Xây dựng quy định cách ghi bảo đảm nguyên tắc đơn giản, dễ tìm địa chỉ của nhà.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?