Các khối lớp nào của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập?
Các khối lớp nào của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập?
Các khối lớp nào của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập? (Hình từ Internet)
Theo Điều 5 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Khối lớp, nội dung, môn học được đánh giá
1. Các đánh giá định kỳ quốc gia sẽ được thực hiện ở các khối lớp 5, 9 và 11.
2. Nội dung đánh giá bao gồm những kiến thức, kỹ năng, năng lực quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Các môn học được đánh giá:
Đối với khối lớp 5 gồm môn Toán và môn Tiếng Việt, đối với các khối lớp 9 và 11 gồm môn Toán và môn Ngữ văn. Trong mỗi lần đánh giá có thể thêm một số môn học khác tùy theo mục đích cụ thể của lần đánh giá đó và sẽ được thông báo trong Hướng dẫn nhiệm vụ năm học thuộc chu kỳ đánh giá.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì các đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được thực hiện ở các khối lớp 5, 9 và 11 với các môn học cụ thể sau:
- Đối với khối lớp 5 gồm môn Toán và môn Tiếng Việt,
- Đối với các khối lớp 9 và 11 gồm môn Toán và môn Ngữ văn.
Trong mỗi lần đánh giá có thể thêm một số môn học khác tùy theo mục đích cụ thể của lần đánh giá đó và sẽ được thông báo trong Hướng dẫn nhiệm vụ năm học thuộc chu kỳ đánh giá.
Có bao nhiêu phương pháp đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh?
Theo Điều 6 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Phương pháp đánh giá
1. Sử dụng hình thức bài kiểm tra viết cho các môn đánh giá. Các câu hỏi kiểm tra kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận. Khuyến khích đưa các dạng bài nghe hiểu, đọc hiểu, các dạng bài vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn.
2. Sử dụng các kĩ thuật và các phần mềm tin học tiên tiến để chọn mẫu, thiết kế đề thi, quản lý thi, chấm bài, nhập dữ liệu, phân tích xử lý số liệu và quản lý kết quả đánh giá.
Theo đó, có 02 phương pháp đánh giá đình kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trog các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm:
- Sử dụng hình thức bài kiểm tra viết cho các môn đánh giá. Các câu hỏi kiểm tra kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận. Khuyến khích đưa các dạng bài nghe hiểu, đọc hiểu, các dạng bài vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Sử dụng các kĩ thuật và các phần mềm tin học tiên tiến để chọn mẫu, thiết kế đề thi, quản lý thi, chấm bài, nhập dữ liệu, phân tích xử lý số liệu và quản lý kết quả đánh giá.
Bên cạnh đó, công cụ dùng để đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trog các cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại Điều 7 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT bao gồm:
- Các bộ câu hỏi, đề bài kiểm tra đánh giá kết quả các môn học của học sinh.
- Các bộ phiếu hỏi thu thập thông tin.
Quy trình đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy trình tổ chức đánh giá
Các lần đánh giá định kỳ quốc gia sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:
1. Thành lập Ban chỉ đạo đánh giá quốc gia.
2. Xây dựng Đề cương tổng thể.
3. Xây dựng kế hoạch đánh giá.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu để chọn mẫu đánh giá.
5. Chọn mẫu thử nghiệm và mẫu đánh giá chính thức.
6. Thiết kế, thử nghiệm, thẩm định, hoàn thiện các công cụ đánh giá.
7. Tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên tham gia đánh giá.
8. Tổ chức triển khai đánh giá chính thức.
9. Chấm bài, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu.
10. Xử lý, phân tích dữ liệu.
11. Viết báo cáo tổng kết.
12. Thẩm định và hoàn thiện Báo cáo tổng kết.
13. Hội thảo báo cáo kết quả đánh giá.
14. Thu thập thông tin phản hồi về kết quả đánh giá.
Theo đó, các lần đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trog các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1. Thành lập Ban chỉ đạo đánh giá quốc gia.
Bước 2. Xây dựng Đề cương tổng thể.
Bước 3. Xây dựng kế hoạch đánh giá.
Bước 4. Xây dựng cơ sở dữ liệu để chọn mẫu đánh giá.
Bước 5. Chọn mẫu thử nghiệm và mẫu đánh giá chính thức.
Bước 6. Thiết kế, thử nghiệm, thẩm định, hoàn thiện các công cụ đánh giá.
Bước 7. Tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên tham gia đánh giá.
Bước 8. Tổ chức triển khai đánh giá chính thức.
Bước 9. Chấm bài, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu.
Bước 10. Xử lý, phân tích dữ liệu.
Bước 11. Viết báo cáo tổng kết.
Bước 12. Thẩm định và hoàn thiện Báo cáo tổng kết.
Bước 13. Hội thảo báo cáo kết quả đánh giá.
Bước 14. Thu thập thông tin phản hồi về kết quả đánh giá.
Ngoài ra, theo Điều 9 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT quy định kinh phí thực hiện đánh giá định kỳ quốc gia học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông được sử dụng từ nguồn kinh phí của Nhà nước và các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo các quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
- Đối với thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm thì thành viên ngoài nhà trường bắt buộc phải là các giáo viên?