Các khoản thuế về thừa kế đối với di sản của viên chức lãnh sự hoặc thành viên gia đình của họ có được miễn không?
- Việc kiểm tra hải quan đối với hành lý cá nhân mang theo của viên chức lãnh sự và thành viên gia đình của họ có phải thực hiện trước sự chứng kiến của họ không?
- Các khoản thuế về thừa kế đối với di sản của viên chức lãnh sự hoặc thành viên gia đình của họ có được miễn không?
- Các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự đối với các viên chức lãnh sự đã ở trên lãnh thổ Nước tiếp nhận bắt đầu khi nào?
Việc kiểm tra hải quan đối với hành lý cá nhân mang theo của viên chức lãnh sự và thành viên gia đình của họ có phải thực hiện trước sự chứng kiến của họ không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 50 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Miễn thuế quan và miễn kiểm tra hải quan
1. Theo đúng luật và các quy định mà mình có thể đặt ra, Nước tiếp nhận cho phép nhập và miễn tất cả các loại thuế quan và lệ phí có liên quan, trừ phí bảo quản, cước vận chuyển và phí thu về những việc phục vụ tương tự, đối với:
a) Các đồ dùng chính thức của cơ quan lãnh sự;
b) Các vật dụng cá nhân của viên chức lãnh sự hoặc của các thành viên gia đình cùng sống trong một hộ với viên chức lãnh sự, kể cả những vật dụng để tạo lập chỗ ở của người đó. Những vật phẩm để tiêu dùng không được vượt quá số lượng cần thiết cho việc sử dụng tiếp của những người này.
2. Các nhân viên lãnh sự được hưởng các quyền ưu đãi và quyền miễn thuế quy định ở khoản 1 Điều này đối với những đồ dùng nhập khẩu để tạo lập nơi ở lần đầu.
3. Hành lý cá nhân mang theo của viên chức lãnh sự và của thành viên gia đình cùng sống trong một hộ, được miễn kiểm tra hải quan. Chỉ có thể kiểm tra hành lý đó khi có lý do chính đáng để tin rằng bên trong có chứa những đồ vật khác với những đồ vật nói ở mục (b) khoản 1 Điều này, hoặc những đồ vật mà luật và quy định của Nước tiếp nhận cấm nhập hoặc xuất khẩu hoặc những đồ vật phải tuân theo luật quy định về phòng dịch. Việc kiểm tra này phải được tiến hành với sự có mặt của viên chức lãnh sự hoặc của thành viên gia đình viên chức lãnh sự đó.
Theo đó, việc kiểm tra hải quan đối với hành lý cá nhân mang theo của viên chức lãnh sự và thành viên gia đình của họ thì phải được tiến hành với sự có mặt của viên chức lãnh sự hoặc của thành viên gia đình viên chức lãnh sự đó.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Các khoản thuế về thừa kế đối với di sản của viên chức lãnh sự hoặc thành viên gia đình của họ có được miễn không?
Căn cứ theo khoản b Điều 51 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Di sản của một thành viên cơ quan lãnh sự hoặc một thành viên gia đình người đó
Trong trường hợp một thành viên cơ quan lãnh sự hoặc một thành viên gia đình cùng sống trong một hộ với người đó chết, Nước tiếp nhận:
a) Cho phép xuất khẩu động sản của người chết, trừ các tài sản có được ở Nước tiếp nhận mà bị cấm xuất khẩu vào thời điểm người đó chết;
b) Sẽ không thu cá khoản thuế về di sản, thừa kế và chuyển nhượng do Nhà nước, địa phương hoặc thành phố đánh vào các động sản sở dĩ có ở Nước tiếp nhận là do có sự có mặt của người chết ở nước đó với tư cách là một thành viên cơ quan lãnh sự hoặc là thành viên gia đình của một thành viên cơ quan lãnh sự.
Như vậy, các khoản thuế về thừa kế theo quy định của Nước tiếp nhận đối với di sản của viên chức lãnh sự hoặc thành viên gia đình của họ có sẽ được miễn.
Các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự đối với các viên chức lãnh sự đã ở trên lãnh thổ Nước tiếp nhận bắt đầu khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Bắt đầu và chấm dứt các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự
1. Mọi thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ quy định trong Công ước này kể từ khi họ nhập cảnh vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức hoặc nếu họ đã ở trên lãnh thổ nước đó thì kể từ khi họ bắt đầu nhiệm vụ của mình ở cơ quan lãnh sự.
2. Những thành viên gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự cùng sống trong hộ và những nhân viên phục vụ riêng của người đó được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ quy định trong Công ước này kể từ ngày muộn nhất trong những ngày sau: ngày mà thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ phù hợp với khoản 1 Điều này; ngày những người đó nhập cảnh lãnh thổ Nước tiếp nhận; ngày họ trở thành thành viên gia đình hoặc nhân viên phục vụ riêng của thành viên cơ quan lãnh sự.
...
Như vậy, các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự đối với các viên chức lãnh sự đã ở trên lãnh thổ Nước tiếp nhận bắt đầu kể từ khi họ bắt đầu nhiệm vụ của mình ở cơ quan lãnh sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?