Các hành vi nào về cung cấp tiền ảo trong trò chơi điện tử trên mạng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính?
- Bên cung cấp trò chơi điện tử trên mạng phải tuân thủ quy định về tạo các tiền ảo, vật phẩm ảo như thế nào?
- Các hành vi nào về cung cấp tiền ảo trong trò chơi điện tử trên mạng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính?
- Các doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử ngoài phải tuân thủ nguyên tắc về cung cấp tiền ảo thì còn phải áp dụng các nghĩa vụ gì?
Bên cung cấp trò chơi điện tử trên mạng phải tuân thủ quy định về tạo các tiền ảo, vật phẩm ảo như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định về tiền ảo, vật phẩm ảo trong trò chơi điện tử như sau:
"Điều 7. Quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
2. Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.
4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau."
Như vậy đối với việc cung cấp tiền ảo, vật phẩm ảo trong trò chơi điện tử trên mạng thì doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện nêu trên.
Các hành vi nào về cung cấp tiền ảo trong trò chơi điện tử trên mạng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính?
Các hành vi nào về cung cấp tiền ảo trong trò chơi điện tử trên mạng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ khoản 6 và điểm b khoản 7 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm về cung cấp tiền ảo, vật phẩm ảo trong trò chơi điện tử như sau:
"Điều 104. Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
...
6. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quy đổi vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng được thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử không đúng theo nội dung, kịch bản trò chơi điện tử;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
..."
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy các hành vi về cung cấp tiền ảo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ là:
- Quy đổi vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng được thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
- Khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử không đúng theo nội dung, kịch bản trò chơi điện tử.
Các doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử ngoài phải tuân thủ nguyên tắc về cung cấp tiền ảo thì còn phải áp dụng các nghĩa vụ gì?
Theo Điều 34 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thì ngoài tuân thủ nguyên tắc về cung cấp tiền ảo thì còn phải áp dụng các nghĩa vụ gồm:
- Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thiết lập trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:
+ Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi đối với từng trò chơi;
+ Quy tắc của từng trò chơi điện tử;
+ Các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi điện tử;
+ Các quy tắc về giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi.
- Áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
+ Cung cấp thông tin về trò chơi đã được phê duyệt nội dung, kịch bản (đối với trò chơi G1) hoặc đã thông báo theo quy định (đối với trò chơi G2, G3, G4) trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trong từng trò chơi bao gồm tên trò chơi, phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi và khuyến cáo về những tác động ngoài mong muốn về thể chất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi;
+ Đối với trò chơi G1 thực hiện đăng ký thông tin cá nhân của người chơi và áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi đối với trẻ em, người chơi dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng quy tắc của trò chơi điện tử đã công bố; chịu trách nhiệm về giá cước, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin; giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;
- Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, phải thông báo trên trang thông tin điện tử cung cấp trò chơi điện tử tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ; có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung này 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ;
- Triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nội dung hội thoại giữa các người chơi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Không được quảng cáo trò chơi điện tử chưa được phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi G1 hoặc chưa thông báo theo quy định đối với trò chơi G2, G3 và G4 trên các diễn đàn, trang thông tin điện tử của tổ chức, doanh nghiệp, các loại hình báo chí và phương tiện thông tin đại chúng khác;
- Nộp lệ phí cấp phép và phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi G1;
- Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?