Các hành vi nào được xem là vi phạm pháp luật về thương mại? Người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo các hình thức gì?
Các hành vi nào được xem là vi phạm pháp luật về thương mại?
Căn cứ theo Điều 320 Luật Thương mại 2005 thì các hành vi được xem là vi phạm pháp luật về thương mại gồm có:
(1) Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài;
(2) Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh;
(3) Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;
(4) Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;
(5) Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
(6) Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;
(7) Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
(8) Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
(9) Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
(10) Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
(11) Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;
(12) Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
Các hành vi nào được xem là vi phạm pháp luật về thương mại? (Hình từ Internet)
Người có hành vi vi phạm pháp luật về thương mại sẽ bị xử lý theo các hình thức gì?
Căn cứ theo Điều 321 Luật Thương mại 2005 có quy định các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại như sau:
Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại
1. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
- Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
* Lưu ý: Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại?
Tại Điều 322 Luật Thương mại 2005 có quy định Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
Theo đó tại Điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại gồm có:
(1) Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
(2) Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
(3) Tổ chức quy định tại khoản 1 nêu trên này gồm có:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã hiện hành; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
- Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?