Các gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu có cần nêu tên của từng phần không?
Hiện tại có các gói thầu nào theo quy định pháp luật?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Căn cứ theo quy định tại khoản 22, 23 và khoản 24 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 như sau:
Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì có 2 loại gói thầu đó là gói thầu hỗn hợp và gói thầu có quy mô nhỏ.
Các gói thầu
Các gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu có cần nêu tên của từng phần không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Đấu thầu 2013 như sau:
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu
1. Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
...
Như vậy, các gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của các gói thầu được thực hiện trình duyệt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Đấu thầu 2013 như sau:
Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
b) Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.
2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:
a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 35 của Luật này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;
d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phê duyệt.
3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
Như vậy, kế hoạch lựa chọn nhà thầu của các gói thầu được thực hiện trình duyệt như quy định trên.
Phần việc nào phải có trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có phải bảo đảm tính đồng bộ của dự toán mua sắm không?
Mẫu biên bản đối chiếu tài liệu (đối với tất cả các gói thầu) tại Phụ lục 4A theo Thông tư 22/2024 thay thế Thông tư 06/2024?
Mẫu số 02A tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất 2024 theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT thế nào?
Mẫu tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT mới nhất 2024 thế nào?
Mẫu Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT mới nhất 2024 thế nào?
Mẫu số 02A Tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu Thông tư 22/2024 áp dụng từ năm 2025 thế nào?
Mẫu tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu 2024? Thời gian đăng thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định thế nào?
Mẫu Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu 2024? Kế hoạch lựa chọn nhà thầu có những nội dung gì?
Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện đúng không?
Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh có được vượt quá tổng dự toán mua sắm trước đó khi sửa đổi hợp đồng không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?