Các giải pháp ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025?
- Các giải pháp ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025?
- Lập bản đồ số các sản phẩm du lịch nông thôn, hỗ trợ kết nối sản phẩm du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch khác?
- Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn?
Các giải pháp ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định 922/QĐ-TTg năm 2022 quy định rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn như sau:
“5. Giải pháp thực hiện
a) Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn
- Xây dựng định hướng phát triển du lịch nông thôn và tích hợp, bổ sung trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch nông thôn; thúc đẩy liên kết nông thôn - đô thị trong phát triển du lịch, ưu tiên phát triển du lịch nông thôn ở những nơi có lợi thế về tài nguyên, kết nối với các khu vực động lực phát triển du lịch, trung tâm du lịch, trung tâm gửi khách. Các địa phương có tiềm năng du lịch xây dựng đề án, chương trình hoặc kế hoạch phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2012 - 2025, gắn với rà soát các điểm du lịch nông thôn phù hợp với các quy hoạch liên quan (về kết cấu hạ tầng, sử dụng tài
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, định mức kỹ thuật về du lịch nông thôn gắn với hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.
- Rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, phát triển du lịch nông thôn, gồm: (i) các chính sách về sử dụng quỹ đất đai cho phát triển du lịch nông thôn phù hợp với quy hoạch vùng và địa phương, và quy hoạch nông thôn đảm bảo tính kết nối giữa các điểm đến; (ii) chính sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nông thôn; (iii) chính sách hỗ trợ (nguồn lực, đào tạo, thông tin, tư vấn...) cho từng đối tượng chủ thể (hộ dân, cộng đồng, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp, thanh niên, phụ nữ, người dân tộc thiểu số...) tham gia đầu tư, cung cấp dịch vụ du lịch nông thôn; (iv) chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đưa khách du lịch về khu vực nông thôn; (v) chính sách hỗ trợ cơ sở đào tạo, doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại khu vực nông thôn, đào tạo nghề du lịch cho lao động nông thôn; (vi) chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, duy trì phát triển đội ngũ nghệ nhân, các kỹ năng biểu diễn vàdàn dựng các tiết mục, phục dựng mô hình sản xuất truyền thống phục vụ du lịch nông thôn; (vii) chính sách hỗ trợ liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phục vụ du lịch tại khu vực nông thôn; (vii) chính sách hỗ trợ tiếp cận tài chính, vốn vay ưu đãi cho đầu tư vào du lịch nông thôn...
- Xây dựng hệ thống công cụ giám sát và hướng dẫn thực hiện quy trình đánh giá chất lượng điểm du lịch nông thôn, dịch vụ du lịch nông thôn; hướng dẫn thực hiện việc công nhận khu, điểm du lịch nông thôn.
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác công tư (PPP), hợp tác công - tư - cộng đồng (PPCP) và các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng trong phát triển du lịch nông thôn; xây dựng cơ chế quản lý, giám sát và phát triển du lịch nông thôn có sự tham gia của cộng đồng.”
Theo đó, cần phải thúc đẩy quan hệ hợp tác công tư (PPP), hợp tác công - tư - cộng đồng (PPCP) và các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng trong phát triển du lịch nông thôn; xây dựng cơ chế quản lý, giám sát và phát triển du lịch nông thôn có sự tham gia của cộng đồng.
Lập bản đồ số các sản phẩm du lịch nông thôn, hỗ trợ kết nối sản phẩm du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch khác?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định 922/QĐ-TTg năm 2022 quy định về ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn như sau:
“đ) Ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn
- Lập bản đồ số các sản phẩm du lịch nông thôn, hỗ trợ kết nối sản phẩm du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch khác phục vụ cho việc xúc tiến du lịch nông thôn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất từ trung ương đến địa phương phục vụ cho việc quản lý, quảng bá và xúc tiến du lịch nông thôn.
- Xây dựng ngân hàng hình ảnh, số hóa các thông tin, tài liệu về các điểm du lịch nông thôn, tăng cường ứng dụng dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) để từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch, tạo điều kiện cho khách du lịch trải nghiệm các hoạt động, dịch vụ du lịch nông thôn an toàn, thuận tiện và thân thiện.
- Xây dựng chuyên trang điện tử (website, triển lãm, hội chợ du lịch ảo, các sản phẩm truyền thông số...) về du lịch nông thôn gắn với giới thiệu, quảng bá điểm du lịch nông thôn, khai thác thế mạnh truyền thông trên các nền tảng xã hội.”
Theo đó, hoạt động ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn bao gồm lập bản đồ số các sản phẩm du lịch nông thôn, hỗ trợ kết nối sản phẩm du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch khác phục vụ cho việc xúc tiến du lịch nông thôn.
Các giải pháp ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025? (Hình từ internet)
Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định 922/QĐ-TTg năm 2022 quy định về tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn như sau:
“e) Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn
- Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin và phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực liên quan nhằm triển khai hoạt động phát triển du lịch nông thôn đồng bộ và hiệu quả.
- Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin với các quốc gia, tổ chức quốc tế nhằm tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về quản lý và phát triển du lịch nông thôn (đặc biệt du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch có trách nhiệm, quản lý và thích ứng rủi ro...).
- Huy động sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực triển khai của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cho các dự án, chương trình du lịch nông thôn gắn với cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch nông thôn.
- Xây dựng mạng lưới đối tác du lịch nông thôn để phục vụ cho kết nối đầu tư, kết nối thông tin cung - cầu du lịch.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết với các tổ chức nước ngoài để xây dựng mô hình du lịch nông thôn phù hợp với điều kiện Việt Nam và yêu cầu của Chương trình.
- Tham gia các mạng lưới, diễn đàn về phát triển du lịch nông thôn ở cấp khu vực và quốc tế, thí điểm mạng lưới kết nối về du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; giới thiệu và quảng bá các điểm đến du lịch nông thôn ở Việt Nam cho khách quốc tế.”
Như vậy, tiến hành lập bản đồ số các sản phẩm du lịch nông thôn, hỗ trợ kết nối sản phẩm du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch khác phục vụ cho việc xúc tiến du lịch nông thôn thực hiện giải pháp ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?