Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ thì có cần phải xin ý kiến của các cơ quan Đảng không? Quy trình xử lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ thì có cần phải xin ý kiến của các cơ quan Đảng không?
Căn cứ vào Điều 13 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải đúng thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nêu rõ nội dung vấn đề trình, căn cứ về thẩm quyền, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương liên quan và đề xuất, kiến nghị rõ phương án, biện pháp giải quyết; phải được người có đủ thẩm quyền ký, đóng dấu đúng quy định và bảo đảm đầy đủ, chất lượng, kịp thời theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm tờ trình, báo cáo; đề án, dự thảo văn bản (gồm cả dự thảo nghị quyết, kết luận, thông báo kết luận và văn bản chỉ đạo khác của cơ quan có thẩm quyền) kèm theo, ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các tài liệu cần thiết khác (nếu có). Trường hợp tờ trình của báo cáo, đề án trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có độ dài trên 10 trang A4 thì phải có tờ trình tóm tắt dưới 08 trang A4.
Đối với các hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có tài liệu kèm theo thì phải tuân theo quy định của pháp luật đó.
Đối với các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan của Đảng, Quốc hội, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương có liên quan và tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước phải được gửi dưới dạng văn bản điện tử có ký số qua Trục liên thông văn bản quốc gia do Văn phòng Chính phủ quản lý, trừ trường hợp có yêu cầu khác. Trường hợp chưa kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia hoặc văn bản mật thì gửi văn bản giấy.
4. Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được gửi đồng thời đến Văn phòng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm tra và xử lý khi nhận được hồ sơ điện tử có ký số hoặc hồ sơ giấy, lập danh mục theo dõi quá trình xử lý và được lưu trữ theo quy định.
Như vậy, đối với các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan Đảng, Quốc hội, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương có liên quan và tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ thì có cần phải xin ý kiến của các cơ quan Đảng không? (Hình từ Internet)
Quy trình xử lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Căn cứ vào Điều 15 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình xử lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định sau:
Bước 1: Đối với dự thảo văn bản đầy đủ hồ sơ, thủ tục, điều kiện trình và không còn ý kiến khác nhau, trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với văn bản trình Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 07 ngày đối với văn bản trình Chính phủ, Văn phòng Chính phủ thẩm tra về quy trình, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung (sau đây gọi là ý kiến thẩm tra), trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bước 2: Đối với dự thảo văn bản chưa đủ hồ sơ, chưa đúng quy trình, thủ tục hoặc Bộ Tư pháp kết luận chưa đủ điều kiện trình hoặc chưa thực hiện quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8 Quy chế này, chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ gửi văn bản đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Bước 3: Đối với dự thảo văn bản đầy đủ hồ sơ, thủ tục, điều kiện trình nhưng còn ý kiến khác nhau về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự thảo:
- Nếu cơ quan trình đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan mà chưa thống nhất được thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp với đại diện lãnh đạo bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan để thảo luận, làm rõ, thống nhất trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Trường hợp không thống nhất ý kiến, chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày họp, Văn phòng Chính phủ tổng hợp đầy đủ ý kiến còn khác nhau, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách xem xét, quyết định.
Bước 4: Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ có ý kiến vào Phiếu trình giải quyết công việc trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng Chính phủ trình, trừ trường hợp đặc biệt.
Bước 5: Trường hợp gửi phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ:
- Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo xác định những nội dung cần xin ý kiến; gửi phiếu kèm theo toàn bộ hồ sơ trên Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, trừ hồ sơ mật. Thành viên Chính phủ phải có ý kiến chậm nhất không quá 05 ngày làm việc. Trường hợp khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách;
- Trường hợp đa số thành viên Chính phủ thông qua và không còn ý kiến khác nhau, Văn phòng Chính phủ phối hợp với bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Trường hợp đa số thành viên Chính phủ thông qua nhưng vẫn còn thành viên Chính phủ có ý kiến khác, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng Chính phủ chuyển ngay các ý kiến thành viên Chính phủ đến cơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp thu, giải trình, hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chậm nhất sau 05 ngày làm việc.
Trường hợp cơ quan chủ trì trình có ý kiến bảo lưu, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc lấy lại hay không lấy lại ý kiến thành viên Chính phủ hoặc tổ chức họp với thành viên Chính phủ còn có ý kiến khác nhau;
- Trường hợp chưa được đa số thành viên Chính phủ thông qua, Văn phòng Chính phủ chuyển các ý kiến thành viên Chính phủ đến cơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp tục xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bước 6: Đối với dự thảo văn bản đưa ra thảo luận và biểu quyết tại phiên họp Chính phủ, ngay sau khi kết thúc phiên họp, căn cứ quyết nghị của Chính phủ, cơ quan soạn thảo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bước 7: Trong thời hạn chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ ký văn bản, Văn phòng Chính phủ thực hiện việc phát hành và công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ theo quy định.
Chính phủ tổ chức phiên họp để xem xét đề án văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự nào?
Căn cứ vào Điều 26 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự phiên họp Chính phủ
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo nội dung, chương trình, thành phần dự họp.
2. Thủ tướng Chính phủ chủ trì, phát biểu khai mạc hoặc chỉ đạo định hướng phiên họp.
3. Cơ quan chủ trì đề án trình bày tóm tắt nội dung và những vấn đề cần xin ý kiến của Chính phủ.
4. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến của thành viên Chính phủ đối với những vấn đề đã lấy ý kiến thành viên Chính phủ, ý kiến của cơ quan liên quan và ý kiến thẩm tra của Văn phòng Chính phủ, trong đó nêu rõ những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất, những vấn đề cần thảo luận và kiến nghị. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ mời đại diện các cơ quan khác báo cáo về một số vấn đề liên quan.
5. Các thành viên Chính phủ phát biểu ý kiến, thể hiện rõ tán thành hay không tán thành những vấn đề Chính phủ cần thảo luận; biểu quyết về các nội dung thảo luận. Trong trường hợp dự thảo Nghị quyết phiên họp được gửi lấy ý kiến thành viên Chính phủ thì việc ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với dự thảo Nghị quyết là một hình thức biểu quyết.
6. Thủ tướng Chính phủ phát biểu kết luận phiên họp.
7. Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được đưa vào chương trình phiên họp Chính phủ, ngoài thực hiện các quy định tại Điều này, trình tự họp thực hiện theo quy định tại các Điều 41, 61 và 96 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được đưa vào chương trình phiên họp Chính phủ, ngoài thực hiện các quy định tại Điều 26 nêu trên, trình tự họp thực hiện theo quy định tại các Điều 41 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Điều 61 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Điều 96 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác địa vật lý trong điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 6/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Trang phục, phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát từ 1/1/2025 như thế nào?
- Lời dẫn chương trình văn nghệ tất niên cuối năm? Mẫu lời dẫn chương trình giao lưu văn nghệ tất niên công ty siêu hay?
- Nội dung kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ? Nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng thế nào?
- Giá trị của hàng hóa là gì? Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua đâu? Giá thành toàn bộ của hàng hóa gồm những gì?