Các dự án xây dựng công trình nào trên đường thủy nội địa phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa?

Các dự án xây dựng công trình nào trên đường thủy nội địa phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa? Nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình xây dựng bao gồm những gì?

Các dự án xây dựng công trình nào trên đường thủy nội địa phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa?

Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
1. Các dự án xây dựng công trình, khu vực hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa (trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải) quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này phải có phương án, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công công trình, tổ chức hoạt động.
2. Trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
...

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:

Quy định chung về đầu tư xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa
...
2. Các công trình xây dựng, gồm:
a) Công trình phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
b) Kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà;
c) Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
d) Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
đ) Công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
...

Như vậy, các dự án xây dựng công trình sau đây phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa trong suốt thời gian thi công công trình:

- Công trình phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

- Kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà;

- Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;

- Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;

- Công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.

Chi phí dự kiến bảo trì công trình đường thủy nội địa hằng năm có bao gồm các khoản chi phí sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa không?

Chi phí dự kiến bảo trì công trình đường thủy nội địa hằng năm có bao gồm các khoản chi phí sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa không? (hình từ internet)

Nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình xây dựng đường thủy nội địa bao gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
...
4. Nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông.
a) Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động;
b) Thời gian thi công, xây dựng, tổ chức hoạt động;
c) Phương án thi công, tổ chức hoạt động;
d) Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
đ) Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.
...

Như vậy, nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình xây dựng bao gồm:

- Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động;

- Thời gian thi công, xây dựng, tổ chức hoạt động;

- Phương án thi công, tổ chức hoạt động;

- Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;

- Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.

Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình trên phạm vi nào?

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
...
3. Thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia;
b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản này;
c) Sở Giao thông vận tải chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này. Căn cứ tình hình thực tế, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân cấp tỉnh ủy quyền, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông;
d) Cảng vụ chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động sửa chữa, cải tạo nâng cấp và hoạt động khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý.
...

Như vậy, Sở Giao thông vận tải chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình trên đường thủy nội địa địa phươngđường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các dự án xây dựng công trình nào trên đường thủy nội địa phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Năm 2025 chỉ được phép bấm còi xe trong 02 trường hợp nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?
Pháp luật
Trẻ em không được ngồi cùng hàng ghế người lái xe khi trẻ dưới 10 tuổi, cao dưới 1,35 mét từ ngày 1/1/2026?
Pháp luật
Đeo tai nghe điều khiển xe máy bị phạt nặng nhất bao nhiêu tiền? Các tình tiết tăng nặng xem xét quyết định mức phạt tiền đối với người vi phạm là gì?
Pháp luật
Năm 2025 có được lái xe tống 3 trẻ em dưới 10 tuổi khi tham gia giao thông theo quy định mới nhất hay không?
Pháp luật
Năm 2025 chú ý 13 trường hợp phải giảm tốc độ khi tham gia giao thông theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thế nào?
Pháp luật
Bật xi nhan chuyển hướng là thành xe ưu tiên? Phải bật xi nhan trước bao lâu để xin chuyển hướng xe?
Pháp luật
Dựng rạp tổ chức sinh nhật dưới lòng đường có vi phạm quy định pháp luật? Sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh phải có thiết bị cảnh báo chống bỏ quên từ ngày 1/1/2025 theo Luật Trật tự toàn giao thông 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
238 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào