Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi sử dụng nguồn tài chính thế nào? Và các đơn vị này phải lập báo cáo tài chính vào thời điểm nào trong năm?
Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi sử dụng nguồn tài chính thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 73/2018/TT-BTC thì các đơn vị khai thác công trình thủy lợi sử dụng nguồn tài chính theo quy định như sau:
- Nguồn thu từ hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ, công ích thủy lợi và hỗ trợ tài chính của nhà nước để bù đắp chi phí hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ, công ích thủy lợi.
- Nguồn thu từ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác để bù đắp chi phí hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác kể cả các khoản thuế phải nộp (nếu có).
- Nguồn thu từ hoạt động tài chính để bù đắp chi phí hoạt động tài chính kể cả các khoản thuế phải nộp (nếu có).
- Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh khác để bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh khác kể cả các khoản thuế phải nộp (nếu có).
- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và các văn bản hướng dẫn.
- Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác và hoạt động khác thực hiện phân bổ theo quy định pháp luật về kế toán hiện hành. Không được lấy lợi nhuận từ hoạt động công ích để bù trừ cho các hoạt động khác bị thua lỗ.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị khai thác công trình thủy lợi được sử dụng lãi từ kết quả hoạt động tài chính và hoạt động khác bù đắp cho kết quả hoạt động công ích.
Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi phải lập báo cáo tài chính vào thời điểm nào trong năm? (Hình từ Internet)
Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi phải lập báo cáo tài chính vào thời điểm nào trong năm?
Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi lập báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 15 Thông tư 73/2018/TT-BTC như sau:
Báo cáo tài chính
1. Hàng năm, trước ngày 30 tháng 3, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi phải lập báo cáo tài chính tình hình nguồn tài chính, sử dụng nguồn tài chính của kế hoạch và quyết toán năm báo cáo theo từng đối tượng, cụ thể như sau:
a) Đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc đối tượng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc huyện gửi Phòng Tài chính kế hoạch và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phòng Tài chính kế hoạch thuộc huyện chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt gửi Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc đối tượng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp (bao gồm cả các huyện) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đồng thời gửi Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc đối tượng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp gửi Bộ Tài chính.
...
Như vậy, hằng năm trước ngày 30 tháng 3, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi phải lập báo cáo tài chính tình hình nguồn tài chính, sử dụng nguồn tài chính của kế hoạch và quyết toán năm báo cáo theo từng đối tượng, cụ thể thực hiện theo quy định nêu trên.
Hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị khai thác công trình thủy lợi được kiểm tra và giám sát thế nào?
Tại Điều 16 Thông tư 73/2018/TT-BTC có quy định về việc kiểm tra, giám sát. Nội dung cụ thể như sau:
Kiểm tra, giám sát
1. Định kỳ hàng năm cơ quan chủ sở hữu thực hiện việc kiểm tra giám sát và phê duyệt tình hình thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
2. Đối với doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi, việc kiểm tra giám sát này thực hiện đồng thời với việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước theo Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn, bổ sung, thay thế (nếu có). Cụ thể như sau:
a) Đối với đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc trung ương quản lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện việc kiểm tra, giám sát. Kết quả kiểm tra, giám sát báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Đối với đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc địa phương quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát báo cáo kết quả Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời gửi kết quả kiểm tra, giám sát về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính.
Theo đó thì hằng năm thì cơ quan chủ sở hữu sẽ thực hiện việc kiểm tra giám sát và phê duyệt tình hình thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?