Các đơn vị của Công an nhân dân thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh dựa theo nguyên tắc nào?
Các đơn vị của Công an nhân dân thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh dựa theo nguyên tắc nào?
Các đơn vị của Công an nhân dân thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh dựa theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2020/TT-BCA như sau:
Nguyên tắc thực hiện dân chủ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các quy định của Bộ Công an về công tác quản lý xuất nhập cảnh.
2. Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dân chủ để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cản trở hoạt động quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì các đơn vị của Công an nhân dân thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh dựa theo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các quy định của Bộ Công an về công tác quản lý xuất nhập cảnh.
- Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dân chủ để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cản trở hoạt động quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị của Công an nhân dân thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ Công an nhân dân thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm như thế nào?
Cán bộ Công an nhân dân thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tại Điều 9 Thông tư 19/2020/TT-BCA như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh
1. Thực hiện đúng quy trình công tác, quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh và các quy định của pháp luật trong giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh; không được nhận tiền hoặc các lợi ích vật chất khác để giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh; không được tự ý đặt ra các thủ tục, giấy tờ hoặc thu thêm các khoản phí, lệ phí ngoài quy định; không được tiếp cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh tại địa điểm khác ngoài cơ quan; không được có thái độ hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
2. Kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị xem xét, giải quyết các trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được cán bộ, chiến sỹ giải thích nhưng vẫn thắc mắc, kiến nghị.
3. Giữ đúng lễ tiết, tác phong, trang phục điều lệnh Công an nhân dân; văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử; hướng dẫn, giải thích rõ các quy định liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Như vậy, thì cán bộ Công an nhân dân thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm theo quy định như trên.
Cá nhân có yêu cầu giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu có quyền như thế nào?
Cá nhân có yêu cầu giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu có quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 19/2020/TT-BCA như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu hoặc liên quan đến việc giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu hoặc liên quan đến việc giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh có quyền:
a) Yêu cầu cán bộ, chiến sỹ hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về thủ tục xuất nhập cảnh;
b) Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về trình tự, thủ tục, cách thức giải quyết công việc; thái độ, tác phong của cán bộ, chiến sỹ hoặc các vấn đề khác liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định;
c) Đề nghị được gặp Thủ trưởng đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh khi đã được bộ phận chức năng giải đáp các thắc mắc, kiến nghị liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh nhưng vẫn thắc mắc, kiến nghị.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu hoặc liên quan đến việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh có trách nhiệm:
a) Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật và của Bộ Công an về xuất nhập cảnh; nội quy làm việc, chỉ dẫn của cán bộ, chiến sỹ; thực hiện đầy đủ các quy định về giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh; cung cấp đầy đủ và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và các giấy tờ khác có liên quan; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
b) Cư xử văn minh, lịch sự; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sỹ trong quá trình thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; trình bày trung thực sự việc, cung cấp đầy đủ các chứng cứ, thông tin, tài liệu có liên quan cho đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân có yêu cầu giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu có quyền như sau:
- Yêu cầu cán bộ, chiến sỹ hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về thủ tục xuất nhập cảnh;
- Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về trình tự, thủ tục, cách thức giải quyết công việc; thái độ, tác phong của cán bộ, chiến sỹ hoặc các vấn đề khác liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định;
- Đề nghị được gặp Thủ trưởng đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh khi đã được bộ phận chức năng giải đáp các thắc mắc, kiến nghị liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh nhưng vẫn thắc mắc, kiến nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?