Các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ có thể được miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp nào?
- Các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ có thể được miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp nào?
- Các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ trên cùng thị trường liên quan hết thời hạn miễn trừ mà vẫn tiếp tục thỏa thuận thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Mức phạt tiền khi không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ trên cùng thị trường liên quan là bao nhiêu?
Các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ có thể được miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp nào?
Các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ có thể được miễn trừ trách nghiệp trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ có thể được miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp tại Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018, nội dung như sau:
Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
2. Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018, nội dung như sau:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
...
2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
...
Như vậy, các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ có thể được miễn trừ có thời hạn khi có lợi cho người tiêu dùng và có một trong các yếu tố sau:
-Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
- Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
- Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
- Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
Các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ trên cùng thị trường liên quan hết thời hạn miễn trừ mà vẫn tiếp tục thỏa thuận thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ trên cùng thị trường liên quan hết thời hạn miễn trừ mà vẫn tiếp tục thỏa thuận thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 6 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
...
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
...
Và căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
3. Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
...
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ trên cùng thị trường liên quan hết thời hạn miễn trừ mà vẫn tiếp tục thỏa thuận thì bị xử phạt hành chính như sau:
+ Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp.
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi.
+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
Trong trường hợp doanh thu bằng 0 thì doanh nghiệp này bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Ngoài ra, trong quá trình xử phạt doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ nếu phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Mức phạt tiền khi không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ trên cùng thị trường liên quan là bao nhiêu?
Mức phạt tiền khi không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ trên cùng thị trường liên quan được quy định tại tại khoản 8 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
8. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
Như vậy, mức phạt tiền khi không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ trên cùng một thị trường liên quan là 5,5% tổng doanh thu vì khung hình phạt là 01%-10% tổng doanh thu.
Trong trường hợp doanh thu bằng 0 thì doanh nghiệp này bị phạt tiền từ 150.000.000 nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 55/2024 thủ tục chứng nhận chất lượng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tuần 1?
- Lời chúc Giáng sinh bằng 3 thứ tiếng? Chúc Giáng sinh an lành, hay và ý nghĩa nhất? Giáng sinh có được nghỉ?
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?