Các đặc tính quang phổ của nguồn sáng dùng cho xe ô tô được quy định như thế nào? Đối với các loại gương dùng cho xe ô tô phải được thử va chạm trong điều kiện thế nào?

Tôi đang tìm hiểu về thiết bị quan sát của xe ô tô bao gồm gương và camera màn hình để phục vụ cho công việc. Tôi có thắc mắc sau: Các đặc tính quang phổ của nguồn sáng và máy thu thiết bị quan sát dùng cho xe ô tô được quy định thế nào? Điều kiện cần đảm bảo đối với các loại gương dùng cho xe ô tô, các hệ thống camera màn hình của xe ô tô là gì? - Câu hỏi của chị Tuyền Vũ đến từ Hà Nội.

Các đặc tính quang phổ của nguồn sáng dùng cho xe ô tô được quy định thế nào?

Căn cứ Mục B.2.2 Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2019/BGTVT quy định các đặc tính quang phổ của nguồn sáng và máy thu thiết bị quan sát dùng cho xe ô tô như sau:

- Nguồn sáng gồm có một nguồn phát sáng chuẩn A theo CIE và một hệ quang học để cung cấp một chùm sáng chuẩn. Một ổn áp để duy trì điện áp của đèn ổn định trong khi thiết bị hoạt động.

- Thiết bị thu phải có một bộ phân tích chùm sáng với độ nhạy phổ tỷ lệ với chùm sáng có cường độ theo yêu cầu của thiết bị quan trắc màu theo tiêu chuẩn CIE (1931) (xem bảng B.1).

Bất kỳ sự kết hợp khác của bộ thu lọc ánh sáng để đưa ra ánh sáng tương đương với ánh sáng chuẩn A theo tiêu chuẩn CIE và hình ảnh chùm sáng đều có thể được sử dụng. Khi một quả cầu hội tụ được sử dụng trong máy thu, bề mặt bên trong của quả cầu sẽ được phủ một lớp phủ trắng không khuếch tán quang phổ.

Các đặc tính quang phổ của nguồn sáng dùng cho xe ô tô được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Đối với các loại gương dùng cho xe ô tô phải được thử va chạm trong điều kiện như thế nào?

Tại Mục D.2.5.1, Mục D.2.5.2 Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2019/BGTVT quy định 04 loại gương phải được thử va chạm như sau:

* Gương loại I

- Phép thử 1: Điểm va chạm như đã xác định trong mục D.2.2. của Phụ lục D. Sự va chạm phải là búa đập vào bề mặt phản xạ của gương.

- Phép thử 2: Điểm va chạm trên mép của vỏ bảo vệ sao cho hướng va chạm này tạo ra một góc 45° với mặt phẳng của gương và nằm trong mặt phẳng ngang đi qua tâm gương. Sự va chạm này là hướng về phía bề mặt phản xạ.

* Gương loại II đến loại VI

- Phép thử 1: Điểm va chạm như đã xác định trong các mục D.2.2 và D.2.3 của Phụ lục này, sự va chạm phải là búa đập vào bề mặt phản xạ của gương.

- Phép thử 2: Điểm va chạm như đã xác định trong các mục D.2.2 và D.2.3 của Phụ lục này, sự va chạm phải là búa đập vào gương trên mặt đối diện với bề mặt phản xạ của gương.

* Lưu ý rằng: Khi gương loại II hoặc loại III lắp đặt giống như gương loại IV, các cách thử trên phải được thực hiện với gương có vị trí lắp đặt thấp hơn. Tuy nhiên, nếu cần thiết có thể tiến hành thử theo một hoặc cả hai phép thử đó đối với gương lắp ở vị trí cao hơn nếu độ cao của chúng thấp hơn 2 m tính từ mặt đất.

Điều kiện cần đảm bảo đối với các hệ thống camera màn hình của xe ô tô là gì?

Theo Mục D.2.5.3 Phụ lục D Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2019/BGTVT quy định thì đối với các hệ thống camera màn hình của xe ô tô cần đảm bảo điều kiện như sau:

- Phép thử 1: Điểm va chạm như đã xác định trong các mục D.2.2 và D.2.3 của Phụ lục này, sự va chạm phải là búa đập vào cạnh ống kính.

- Phép thử 2: Điểm va chạm như đã xác định trong các mục D.2.2 và D.2.3 của Phụ lục này, sự va chạm phải là búa đập bề mặt đối diện ống kính.

Trrong trường hợp hai camera trở lên được gắn cố định ở cùng một chỗ, thì các thí nghiệm được đề cập ở trên phải được thực hiện trên camera thấp hơn.

Tuy nhiên, cơ quan dịch vụ kỹ thuật có thể lặp lại một hoặc toàn bộ thí nghiệm trên camera cao hơn nếu camera này cách mặt đất chưa đến 2 m.

Ngoài ra, tại Mục D.2.3 Phụ lục D Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2019/BGTVT quy định thì khi cố định gương, camera màn hình, nếu các bộ phận của gương, camera màn hình làm hạn chế sự hồi vị của búa, điểm tác động phải được dịch chuyển theo hướng vuông góc với trục quay hoặc chốt quay tùy từng trường hợp.

Độ dịch chuyển không được lớn hơn mức cần thiết để thực hiện phép thử, nó sẽ được giới hạn theo cách như sau:

- Hình cầu giới hạn búa ít nhất là tiếp xúc với hình trụ;

- Hoặc, đối với gương, điểm tiếp xúc với cái búa nằm cách bề mặt phản xạ ít nhất 10 mm.

Camera hành trình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các đặc tính quang phổ của nguồn sáng dùng cho xe ô tô được quy định như thế nào? Đối với các loại gương dùng cho xe ô tô phải được thử va chạm trong điều kiện thế nào?
Pháp luật
Camera màn hình phải được gắn ở vị trí như thế nào? Camera màn hình của xe ô tô cần những giấy tờ, tài liệu kỹ thuật gì?
Pháp luật
Các loại camera màn hình phải được kiểm tra độ bền va chạm như thế nào? Tài liệu kỹ thuật đối với camera màn hình dùng cho xe ô tô phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Xe máy lắp camera hành trình có được không? Những phương tiện nào bắt buộc phải lắp camera hành trình?
Pháp luật
Những phương tiện nào bắt buộc phải gắn camera hành trình? Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ camera hành trình ra sao?
Pháp luật
Việc gắn camera hành trình có phải bắt buộc thực hiện đối với mọi loại xe ô tô hay không? Tài xế không gắn camera hành trình khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Xe công-ten-nơ, xe đầu kéo có bắt buộc phải lắp camera hành trình để ghi lại hình ảnh của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Camera hành trình
620 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Camera hành trình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Camera hành trình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào