Các công việc cần làm khi khai mạc phiên tòa hình sự sơ thẩm? Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải làm gì?
- Trước khi khai mạc phiên tòa sơ thẩm hình sự Thư ký Tòa án phải làm gì?
- Các công việc cần làm khi khai mạc phiên tòa hình sự sơ thẩm?
- Có được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố tại phiên tòa sơ thẩm hay không?
- Việc tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm được thực hiện theo quy định như thế nào?
Trước khi khai mạc phiên tòa sơ thẩm hình sự Thư ký Tòa án phải làm gì?
Theo Điều 300 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì trước khi khai mạc phiên tòa hình sự sơ thẩm, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc sau đây:
- Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
- Phổ biến nội quy phiên tòa.
Các công việc cần làm khi khai mạc phiên tòa hình sự sơ thẩm?
Căn cứ theo Điều 301 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi khai mạc phiên tòa hình sự sơ thẩm thì cần phải thực hiện những thủ tục như sau:
Khai mạc phiên tòa
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.
Phiên tòa hình sự sơ thẩm (Hình từ Internet)
Có được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố tại phiên tòa sơ thẩm hay không?
Tại Điều 308 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố
1. Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố.
2. Chỉ được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;
c) Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
d) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
3. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hoặc tự xét thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố. Chỉ được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp:
- Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
Việc tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm được thực hiện theo quy định như thế nào?
Theo Điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc tranh luận tại phiên tòa được thực hiện theo quy định như sau:
- Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về:
+ Những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội;
+ Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
+ Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;
+ Nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án;
+ Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt;
+ Trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp;
+ Nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
- Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.
- Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
- Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.
- Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
- Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
- Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình gặp mặt đầu xuân 2025? Kịch bản chương trình gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long chính thức? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long?
- Pháo hoa nổ chỉ được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong trường hợp nào? Sử dụng pháo hoa nổ phải bảo đảm yêu cầu nào?
- Thơ chúc Tết Ất Tỵ hay ý nghĩa? Tết Ất Tỵ: Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc tại nhà theo đúng quy định?
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?