Các chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi được biết Nhà nước rất quan tâm, chú trọng đến việc phát triển toàn diện ở thế hệ thanh niên. Vậy cho tôi hỏi chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được pháp luật quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Tiến ở Long An.

Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên được quy định như thế nào?

Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi theo quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên 2020.

Căn cứ Điều 4 Luật Thanh niên 2020 quy định về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên như sau:

Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên
1. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Theo đó, thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thanh niên có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội và có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Thanh niên

Thanh niên

Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên là gì?

Căn cứ Điều 5 Luật Thanh niên 2020 quy định về nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên như sau:

Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên
1. Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.
3. Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
4. Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.
5. Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.
6. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
7. Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật này.

Theo đó, việc đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên sẽ tuân thủ các nguyên tắc trên.

Các chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Thanh niên 2020 quy định về nguồn lực thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên như sau:

Nguồn lực thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên
1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực để xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, đối với thanh niên theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước; các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và đóng góp hợp pháp khác của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Theo đó, nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước; các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và đóng góp hợp pháp khác của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Căn cứ Điều 26 Luật Thanh niên 2020 quy định về chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như sau:

Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
1. Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.
2. Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện.
3. Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
4. Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh.
5. Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật.
6. Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
7. Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
8. Chính phủ quy định cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định cụ thể nêu trên.

Người chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Năng lực hành vi dân sự của người thành niên được xác định như thế nào?
Pháp luật
Thời gian tạm giữ tối đa đối với người chưa thành niên theo thủ tục hành chính là bao lâu theo quy định?
Pháp luật
Khi nào người chưa thành niên được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính? Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Người chưa thành niên có người giám hộ gây thiệt hại về tài sản nhưng không đủ khả năng bồi thường thì người giám hộ có đương nhiên bồi thường thay?
Pháp luật
Biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người chưa thành niên có thể làm những công việc gì? Thời gian làm việc của người chưa thành niên được quy định thế nào?
Pháp luật
Phòng xử án là gì? Bàn ghế trong phòng xét xử người chưa thành niên được thiết kế theo kiểu nào?
Pháp luật
Người chưa thành niên có được tự mình thực hiện việc tặng cho di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho người khác không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng ra sao?
Pháp luật
Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thì gia đình có trách nhiệm giám sát thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người chưa thành niên
9,603 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người chưa thành niên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào