Các bưu gửi không được chấp nhận mang từ nước ngoài về Việt Nam là các bưu gửi nào? Có được gửi tiền qua bưu gửi từ nước ngoài về Việt Nam không?

Tôi muốn hỏi là các bưu gửi không được chấp nhận mang từ nước ngoài về Việt Nam là các bưu gửi nào? Có được gửi tiền qua bưu gửi từ nước ngoài về Việt Nam không? - Câu hỏi của chị Hà Vy đến từ Thành phố Hồ Chí Minh

Các bưu gửi không được chấp nhận mang từ nước ngoài về Việt Nam là các bưu gửi nào?

Căn cứ Điều 25 Công ước Bưu chính thế giới và các nghị định thư cuối cùng 1999 quy định về các bưu gửi không được chấp nhận như sau:

Các bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi
1- Bưu gửi không đáp ứng được các điều kiện đã nêu trong Công ước và các thể lệ sẽ không được chấp nhận.
...
5- Cấm không được đưa các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán, các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa, các loại đá quý, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác vào:
5.1- Trong bưu phẩm không khai giá, tuy nhiên, nếu luật pháp nước gửi và nước nhận cho phép thì những vật phẩm trên vẫn có thể được gửi trong phong bì dán kín như một Bưu gửi ghi số;
5.2- Trong bưu kiện không khai giá được trao đổi giữa hai nước chấp nhận mở dịch vụ bưu kiện khai giá; ngoài ra, bưu chính các nước có quyền cấm gửi vàng nén trong các bưu phẩm khai giá hoặc không khai giá đi hoặc đến lãnh thổ nước mình hoặc quá giang gửi rời qua nước đó. Các nước có quyền giới hạn giá trị thực tế đối với các loại vật phẩm này.
..."

Như vậy, các bưu gửi không đáp ứng được các điều kiện đã nêu trong Công ước và các thể lệ sẽ không được chấp nhận.

Các bưu gửi không được chấp nhận mang từ nước ngoài về Việt Nam là các bưu gửi nào?

Các bưu gửi không được chấp nhận mang từ nước ngoài về Việt Nam là các bưu gửi nào? (Hình từ Internet)

Các bưu gửi, bưu phẩm nào bị cấm gửi về Việt Nam?

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 12 Công ước Bưu chính thế giới và các nghị định thư cuối cùng 1999 quy định các bưu gửi, bưu phẩm bị cấm gửi về Việt Nam như sau:

Cấm gửi (bưu phẩm)
...
2- Ngoại lệ, Bưu chính các nước Bô-li-vi-a (Bolivia), Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (China People’s Rep), trừ đặc khu hành chính Hồng Kông (Hongkong Special Administrative Region), I-rắc (Irag), Nê-pan (Nepal), Pa-kít-xtan (Pakistan), A-rập Xê-út (Saudi Arabia), Xu-đăng (Sudan) và Việt Nam (Vietnam) không chấp nhận bưu phẩm ghi số chứa tiền kim loại, giấy bạc ngân hàng, tiền giấy hoặc chứng từ giá trị các loại, séc du lịch, bạch kim vàng hoặc bạc đã gia công hoặc chưa, đá quý, đồ nữ trang hoặc các vật phẩm quý khác.
...

Theo Công ước trên thì Việt Nam là quốc gia không chấp nhận việc gửi tiền thông bưu phẩm từ nước ngoài gửi về. Đồng thời quy định pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định nào cho phép việc nhận tiền thông qua bưu phẩm gửi từ nước ngoài.

Do đó, hành vi gửi tiền thông qua bưu phẩm từ nước ngoài được xem là trái với Công ước quốc tế nêu trên mà Việt Nam là quốc gia thành viên.

Hành vi gửi hoặc chấp nhận gửi bưu gửi không được chấp nhận bị xử phạt như thế nào?

Hành vi chấp nhận bưu phẩm có chứa tiền bên trong sẽ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP), cụ thể như sau:

Vi phạm các quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa từ Việt Nam đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu;
b) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm sử dụng hoặc cấm lưu thông theo quy định của pháp luật;
c) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
d) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển hoặc phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy vật phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc tái xuất vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
ờng hợp này nếu người nhận không biết có tiền bên trong thì nên trình bày rõ sự việc với cơ quan chức năng và phối hợp để xác minh các thông tin liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Như vậy, tùy theo tính chất và hành vi mà việc gửi hoặc chấp nhận gửi những bưu gửi không được chấp nhận, những hàng hóa không được gửi có thể bị xử phạt lên đến 30.000.000 đồng.

Bưu gửi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bưu gửi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mức phạt khi thực hiện không đúng việc chuyển tiếp bưu gửi đến địa chỉ mới khi bưu gửi chưa phát đến địa chỉ của người nhận là bao nhiêu?
Pháp luật
Trường hợp hàng hóa trong bưu gửi không phát được bị hỏng gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bưu gửi bị mất thì bồi thường như thế nào? Trường hợp tìm lại được bưu gửi đã mất thì có phải trả lại tiền bồi thường không?
Pháp luật
Tự ý mở bưu gửi của khách hàng khi gửi đi có bị vi phạm pháp luật không? Nếu có bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Các bưu gửi không được chấp nhận mang từ nước ngoài về Việt Nam là các bưu gửi nào? Có được gửi tiền qua bưu gửi từ nước ngoài về Việt Nam không?
Pháp luật
Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện theo nguyên tắc nào? Bưu gửi không có người nhận được xử lý theo các hình thức nào?
Pháp luật
Căn cứ để xác định bưu gửi không có người nhận gồm những nội dung nào? Doanh nghiệp có được hoàn thuế đã nộp thay cho người sử dụng dịch vụ đối với bưu gửi trên không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bưu gửi
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
6,636 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bưu gửi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bưu gửi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào