Các bước thực hiện thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình năm 2023? Hồ sơ yêu cầu giải trình bao gồm những gì?
Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình bao gồm 02 điều kiện sau:
- Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.
Các bước thực hiện thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình năm 2023? Hồ sơ yêu cầu giải trình bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu giải trình bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021, hồ sơ yêu cầu giải trình bao gồm:
- Văn bản yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức
- Thông tin, tài liệu liên quan đến yêu cầu giải trình.
- Thông báo đồng ý hoặc từ chối giải trình của cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải trình.
Người yêu cầu giải trình sẽ nộp 01 bộ hồ sơ bằng hình thức trực tiếp hoặc gửi bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình.
Các bước thực hiện thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình năm 2023?
Theo quy định tại Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021, thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình sẽ được thực hiện qua 03 bước sau:
- Bước 1: Người yêu cầu giải trình gửi văn bản yêu cầu giải trình hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình. Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín và phải có chữ ký hoặc Điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình. Trường hợp yêu cầu trực tiếp thì người yêu cầu giải trình phải trình bày rõ nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận.
- Bước 2: Cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân có có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.
+ Trường hợp nhiều người đến yêu cầu giải trình trực tiếp về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình.
+ Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
+ Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cầu.
- Bước 3: Người có trách nhiệm giải trình thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do.
Những trường hợp nào được từ chối yêu cầu giải trình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình như sau:
- Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP.
- Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng.
- Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình.
- Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi thuộc 04 trường hợp nêu trên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình được phép từ chối yêu cầu giải trình.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định 02 nội dung sau đây sẽ không không thuộc phạm vi giải trình:
- Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.
Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 59/2019/NĐ-CP điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình bao gồm:
- Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh được áp dụng cho gói thầu nào? Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng?
- Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?
- Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập qua các thời kỳ thì có được tiếp tục được sử dụng không?
- Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
- Đánh giá an toàn công trình là bước thứ mấy trong quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định?