Các bước kiểm tra thông tin phạt nguội đối với xe mô tô, xe đạp điện thông qua hình ảnh mới nhất?
- Các bước kiểm tra thông tin phạt nguội đối với xe mô tô, xe đạp điện thông qua hình ảnh mới nhất?
- Người điều khiển xe mô tô, xe đạp điện vi phạm hành chính khi tham gia giao thông có thể nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản được không?
- Khi thu tiền phạt vi phạm hành chính, người thu tiền phạt có trách nhiệm gì?
Các bước kiểm tra thông tin phạt nguội đối với xe mô tô, xe đạp điện thông qua hình ảnh mới nhất?
Phạt nguội được hiểu là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 32/2023/TT-BCA thì cán bộ Cảnh sát giao thông được quyền sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ Cảnh sát giao thông.
Người dân có thể kiểm tra thông tin phạt nguội đối với xe mô tô, xe đạp điện theo hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), cụ thể:
Bước 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông: http://www.csgt.vn/.
Tại trang chủ, Mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh nằm phía trên bên phải màn hình.
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin: Biển kiểm soát; Loại phương tiện cần kiểm tra (xe mô tô, xe đạp điện).
Bước 3: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)
Bước 4: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.
Lúc này hệ thống sẽ trả về kết quả vi phạm giao thông của phương tiện qua camera. Nếu xe mô tô, xe đạp điện không vi phạm, hệ thống sẽ trả về dòng thông báo "Không tìm thấy kết quả".
Các bước kiểm tra thông tin phạt nguội đối với xe mô tô, xe đạp điện thông qua hình ảnh mới nhất? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe mô tô, xe đạp điện vi phạm hành chính khi tham gia giao thông có thể nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản được không?
Hình thức nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển xe mô tô, xe đạp điện vi phạm hành chính khi tham gia giao thông có thể nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Khi thu tiền phạt vi phạm hành chính, người thu tiền phạt có trách nhiệm gì?
Việc thu tiền phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Thủ tục nộp tiền phạt
...
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định, đối với mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?