Các bước chuẩn bị và xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề được pháp luật quy định như thế nào?
Bước chuẩn bị xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Quy trình xây dựng chương trình đào tạo
Quy trình xây dựng chương trình đào tạo được quy định như sau:
1. Chuẩn bị
a) Thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình
b) Xác định mục tiêu của chương trình, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với ngành, nghề đào tạo.
...
Theo đó, bước chuẩn bị chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề được quy định như sau:
- Thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình;
- Xác định mục tiêu của chương trình, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với ngành, nghề đào tạo.
Chương trình đào tạo (Hình từ Internet)
Xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề theo quy định pháp luật như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Quy trình xây dựng chương trình đào tạo
...
2. Xây dựng chương trình đào tạo
a) Xác định thời gian, khối lượng kiến thức, kỹ năng và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chuẩn đầu ra theo cấp trình độ của ngành, nghề đào tạo.
b) Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện.
c) Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun theo chương trình đào tạo đã xác định, yêu cầu và cách thức đánh giá kết quả học tập của người học.
d) Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun (Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo Thông tư này).
đ) Lập sơ đồ quan hệ và tiến trình đào tạo các môn học, mô đun đảm bảo phù hợp với trình tự của logic nhận thức, logic sư phạm (Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này).
e) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, đơn vị sử dụng lao động về chương trình đào tạo.
g) Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của chuyên gia.
Do đó, xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề như sau:
- Xác định thời gian, khối lượng kiến thức, kỹ năng và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chuẩn đầu ra theo cấp trình độ của ngành, nghề đào tạo.
- Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện.
- Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun theo chương trình đào tạo đã xác định, yêu cầu và cách thức đánh giá kết quả học tập của người học.
- Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun (Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo Thông tư này).
- Lập sơ đồ quan hệ và tiến trình đào tạo các môn học, mô đun đảm bảo phù hợp với trình tự của logic nhận thức, logic sư phạm (Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này).
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, đơn vị sử dụng lao động về chương trình đào tạo.
- Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của chuyên gia.
Dự thảo chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề muốn hoàn chỉnh phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Quy trình xây dựng chương trình đào tạo
...
3. Hoàn chỉnh dự thảo chương trình đào tạo
a) Xin ý kiến chuyên gia là giáo viên, giảng viên có cùng ngành, nghề đào tạo để bổ sung, hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo.
b) Tổ chức Hội thảo chuyên gia (gồm đại diện các chuyên gia của doanh nghiệp, các nhà quản lý, nghiên cứu và giảng viên, giáo viên của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
c) Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở các ý kiến góp ý.
Theo đó, dự thảo chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề muốn hoàn chỉnh phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Xin ý kiến chuyên gia là giáo viên, giảng viên có cùng ngành, nghề đào tạo để bổ sung, hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo.
- Tổ chức Hội thảo chuyên gia (gồm đại diện các chuyên gia của doanh nghiệp, các nhà quản lý, nghiên cứu và giảng viên, giáo viên của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
- Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở các ý kiến góp ý.
Lưu ý: Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH áp dụng cho trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (sau đây gọi là Trường).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?