Các bộ, cơ quan ngang bộ phải lập báo cáo kết quả công tác tư pháp theo mẫu báo cáo nào hiện nay?
Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì đố với việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của mình?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 12/2019/TT-BTP quy định về việc tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Công bố Danh mục báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định, trong đó, thể hiện việc lồng ghép các báo cáo định kỳ của các lĩnh vực vào báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và hằng năm. Tổ chức rà soát thường xuyên các chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ để sửa đổi, bổ sung và công bố kịp thời Danh mục báo cáo khi có sự thay đổi.
b) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; quản lý, lưu trữ chia sẻ thông tin báo cáo công tác ngành Tư pháp theo quy định.
c) Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tư pháp đảm bảo kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết./.
Theo đó, đối với chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của mình thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm như sau:
(1) Công bố Danh mục báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định, trong đó, thể hiện việc lồng ghép các báo cáo định kỳ của các lĩnh vực vào báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và hằng năm.
(2) Tổ chức rà soát thường xuyên các chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ để sửa đổi, bổ sung và công bố kịp thời Danh mục báo cáo khi có sự thay đổi.
(3) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; quản lý, lưu trữ chia sẻ thông tin báo cáo công tác ngành Tư pháp theo quy định.
(4) Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tư pháp đảm bảo kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phải lập báo cáo kết quả công tác tư pháp theo mẫu báo cáo nào hiện nay? (Hình từ Internet)
Có thể lập báo cáo kết quả công tác tư pháp bằng hình thức văn bản điện tử hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 12/2019/TT-BTP có quy định về nguyên tắc ban hành chế độ báo cáo định kỳ như sau:
Nguyên tắc ban hành chế độ báo cáo định kỳ
1. Bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; làm cơ sở cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp thực hiện tốt chế độ báo cáo đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; làm cơ sở để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chế độ báo cáo đối với Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp chỉ được ban hành khi thật sự cần thiết để phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành; nội dung chế độ báo cáo phải phù hợp với quy định tại các văn bản liên quan do cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành.
3. Chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lặp với chế độ báo cáo khác. Giảm tối đa yêu cầu về số lượng, tần suất báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong thực hiện chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
4. Các số liệu yêu cầu báo cáo phải đồng bộ, thống nhất về khái niệm, phương pháp tính và đơn vị tính để đảm bảo thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin báo cáo.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hình thức báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số, phương thức gửi báo cáo qua hệ thống phần mềm. Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2019/TT-BTP quy định về hình thức lập báo cáo như sau:
Hình thức báo cáo, phương thức gửi báo cáo
1. Hình thức báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp được thể hiện bằng văn bản điện tử có chữ ký số.
Như vậy, nhà nước khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng hình thức báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số, phương thức gửi báo cáo qua hệ thống phần mềm.
Các cơ quan có trách nhiệm lập báo cáo kết quả công tác tư pháp có thể lập báo cáo bằng hình thức văn bản điện tử. Tuy nhiên cần áp dụng chữ ký số và gửi báo cáo qua hệ thống phần mềm theo đúng quy định.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phải lập báo cáo kết quả công tác tư pháp theo mẫu báo cáo nào hiện nay?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 12/2019/TT-BTP có quy định về báo cáo định kỳ hằng năm như sau:
Báo cáo kết quả công tác tư pháp hằng năm
...
5. Mẫu đề cương báo cáo
a) Đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo kết quả công tác tư pháp hằng năm thực hiện theo đề cương tại Phụ lục số 03.
b) Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo kết quả công tác tư pháp hằng năm thực hiện theo đề cương tại Phụ lục số 04.
...
Như vậy, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo kết quả công tác tư pháp hằng năm thực hiện theo đề cương tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 12/2019/TT-BTP Tải về.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?