Các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng được pháp luật quy định như thế nào?
- Bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cần những yêu cầu gì?
- Đối với trẻ em vi phạm pháp luật, việc phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cần thực hiện những gì?
- Có những biện pháp nào để bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng?
- Người làm công tác cần có trách nhiệm gì trong bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em?
Biện pháp bảo vệ trẻ em
Bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cần những yêu cầu gì?
Theo Điều 70 Luật Trẻ em 2016 quy định về yêu cầu bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng như sau:
- Bảo đảm trẻ em được đối xử công bằng, bình đẳng, tôn trọng, phù hợp với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.
- Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc liên quan đến trẻ em để giảm thiểu tổn hại đến thể chất và tinh thần của trẻ em.
- Bảo đảm sự hỗ trợ của cha mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp khác đối với trẻ em trong suốt quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
- Người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, luật sư, trợ giúp viên pháp lý phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với trẻ em; sử dụng ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu với trẻ em.
- Bảo đảm quyền được bào chữa, trợ giúp pháp lý cho trẻ em.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật và tái phạm của trẻ em thông qua việc kịp thời hỗ trợ, can thiệp để giải quyết các nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật, giúp trẻ em phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng.
- Bảo đảm kịp thời cung cấp các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp an toàn, liên tục, đầy đủ, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh, độ tuổi, đặc Điểm tâm lý, sinh lý của từng trẻ em trên cơ sở xem xét và tôn trọng ý kiến, nguyện vọng, tình cảm và thái độ của trẻ em.
- Bảo đảm sự liên kết chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, tổ chức, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, gia đình, cơ sở giáo dục với các cơ quan tiến hành tố tụng, xử lý vi phạm hành chính.
- Ưu tiên áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với trẻ em vi phạm pháp luật; biện pháp cưỡng chế và hạn chế tự do chỉ được áp dụng sau khi các biện pháp ngăn chặn, giáo dục khác không phù hợp.
- Bảo đảm bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế trẻ em phải xuất hiện trước công chúng trong quá trình tố tụng.
Đối với trẻ em vi phạm pháp luật, việc phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cần thực hiện những gì?
Căn cứ theo Điều 73 Luật Trẻ em 2016, việc phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em vi phạm pháp luật cần thực hiện như sau:
- Cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú thực hiện các biện pháp sau đây nhằm chuẩn bị và thúc đẩy việc tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em vi phạm pháp luật:
+ Duy trì mối liên hệ giữa trẻ em với gia đình;
+ Tổ chức học văn hóa, học nghề, kỹ năng sống cho trẻ em;
+ Xem xét, đánh giá quá trình chấp hành việc học tập, rèn luyện của trẻ em tại cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng để đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc chấm dứt biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.
- Chậm nhất là 02 tháng trước khi trẻ em chấp hành xong hình phạt tù, 01 tháng trước khi trẻ em chấp hành xong biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ hoặc trường giáo dưỡng nơi trẻ em đang chấp hành hình phạt tù hoặc biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo và cung cấp thông tin có liên quan cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em về cư trú để chuẩn bị việc tiếp nhận và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp, hỗ trợ và áp dụng biện pháp bảo vệ đối với trẻ em vi phạm pháp luật thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 71 của Luật này.
- Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, tư pháp, công an, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp khác đối với trẻ em.
Có những biện pháp nào để bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng?
Các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng được quy định cụ thể tại Điều 71 Luật Trẻ em 2016:
- Trẻ em vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính; biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi được miễn trách nhiệm hình sự; hình phạt cải tạo không giam giữ; án treo theo quy định của Bộ luật hình sự; trẻ em đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc tù có thời hạn được áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp luật, phục hồi, tránh tái phạm:
+ Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ
+ Các biện pháp bảo vệ cấp độ can thiệp
+ Tìm kiếm đoàn tụ gia đình nếu thuộc trường hợp không có nơi cư trú ổn định
+ Áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định của Luật này trong trường hợp trẻ em không còn hoặc không xác định được cha mẹ; không thể sống cùng cha, mẹ; không xác định được nơi cư trú trong thời gian thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền
+ Hỗ trợ gia đình giám sát, quản lý, giáo dục trẻ em
+ Các biện pháp bảo vệ khác quy định tại các điều 48, 49 và 50 của Luật này khi xét thấy thích hợp.
- Trẻ em là người bị hại và trẻ em là người làm chứng mà bị tổn hại về thể chất, tinh thần được áp dụng các biện pháp bảo vệ cấp độ hỗ trợ quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 49 và các biện pháp bảo vệ cấp độ can thiệp quy định tại Điều 50 của Luật này.
- Trẻ em là người làm chứng được bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư; hạn chế tối đa việc dẫn giải, gây áp lực về tâm lý.
Người làm công tác cần có trách nhiệm gì trong bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em?
Tại Điều 72 Luật Trẻ em 2016 quy định, người làm công tác cần có trách nhiệm bảo vệ trẻ em cấp xã trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em, cụ thể là:
- Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp pháp lý, xã hội, y tế, giáo dục và các nguồn trợ giúp khác.
- Tìm hiểu, cung cấp thông tin về hoàn cảnh cá nhân và gia đình của trẻ em cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để áp dụng các biện pháp xử lý, giáo dục và ra quyết định khác phù hợp
- Tham gia vào quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính có liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; tham gia cuộc họp của Hội đồng tư vấn áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quá trình xem xét tại Tòa án để áp dụng biện pháp đưa trẻ em vào trường giáo dưỡng
- Theo dõi, hỗ trợ việc thi hành các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính, tái hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em vi phạm pháp luật; kiến nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phù hợp đối với trẻ em vi phạm pháp luật
- Tham gia xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em và theo dõi việc thực hiện; kết nối dịch vụ và hỗ trợ việc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh được thực hiện tại đâu? Hồ sơ đăng ký thành lập bao gồm?
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải cung cấp những thông tin nào để phục vụ giám sát vận hành thị trường điện?
- Mẫu Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ mới nhất? Một công ty con có bao nhiêu công ty mẹ?
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải và quản lý chất thải gồm các nhóm nào? Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường?
- Hướng dẫn xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện? Định hướng sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch như thế nào?