Cá thể mắc bệnh phù đầu gà sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Những thiết bị, dụng cụ nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Cho tôi hỏi có những triệu chứng lâm sàng nào ở gà khi mắc bệnh phù đầu gà mà người nuôi có thể nhận biết hay không? Để kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn gây bệnh phù đầu gà bằng phương pháp lên men đường thì thực hiện ra sao? Câu hỏi của anh Tuân từ Cà Mau.

Cá thể mắc bệnh phù đầu gà sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-18:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 18: Bệnh phù đầu gà (Coryza) quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh phù đầu gà:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Đặc điểm dịch tễ
- Gà ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, chủ yếu trên gà trưởng thành và gà đẻ, gà con mắc ít hơn và nếu mắc cũng ít trầm trọng hơn.
- Bệnh thường xảy ra vào mùa thu, đông.
- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và không lây truyền qua trứng.
- Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết thấp (khoảng 10 %).
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
- Có nhiều dịch mũi; mặt sưng, tích bị sưng; chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt.
- Gà giảm ăn, uống và có thể bị ỉa chảy.
- Giảm tăng trọng ở gà nuôi thịt và giảm sản lượng trứng ở gà đẻ (tới 40%).
5.1.3. Bệnh tích
- Màng nhày xoang mũi, kết mạc mắt bị viêm cata, túi khí viêm.
- Mặt, tích bị phù dưới da.
...

Theo đó, cá thể mắc bệnh phù đầu gà sẽ có một số triệu chứng lâm sàng có thể nhận biết như:

- Có nhiều dịch mũi; mặt sưng, tích bị sưng; chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt.

- Gà giảm ăn, uống và có thể bị ỉa chảy.

- Giảm tăng trọng ở gà nuôi thịt và giảm sản lượng trứng ở gà đẻ (tới 40%).

Cá thể mắc bệnh phù đầu gà sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Cá thể mắc bệnh phù đầu gà sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? (Hình từ Internet)

Để chẩn đoán bệnh phù đầu gà thì có thể dùng những thiết bị và dụng cụ nào?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-18:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 18: Bệnh phù đầu gà (Coryza) quy định về thiết bị và dụng dùng cho việc chẩn đoán bệnh phù đầu gà như sau:

Thiết bị, dụng cụ.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường, cụ thể như sau:
4.1. Tủ ấm, duy trì ở nhiệt độ 37 °C, có 5% CO2.
4.2. Nồi hấp, duy trì ở nhiệt độ 100 °C, 110 °C, 121 °C.
4.3. Đĩa Petri.
4.4. Phiến kính, sạch.
4.5. Que cấy, vô trùng.
4.6. Kính hiển vi quang học, có độ phóng đại 1000 lần.
4.7. Đèn cồn.
4.8. Màng lọc, có kích thước lỗ lọc 0,45 mm.
4.9. Bể ủ nhiệt, duy trì ở 75 °C.
4.10. Ống nghiệm, sạch, vô trùng.
4.11. Máy ổn nhiệt khô, duy trì 100 °C.

Như vậy, có thể sử dụng những thiết bị và dụng cụ nêu trên để thực hiện chẩn đoán bệnh phù đầu gà theo tiêu chuẩn nêu trên.

Để kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn gây bệnh phù đầu gà bằng phương pháp lên men đường thì thực hiện ra sao?

Theo Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-18:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 18: Bệnh phù đầu gà (Coryza) quy định về phương pháp kiểm tra đặc tính sinh hóa vi khuẩn gây bệnh phù đầu gà như sau:

Phụ lục B
(Qui định)
Phương pháp kiểm tra các đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Avibacterium paragallinarum
B.1. Khả năng phân giải urê
- Sử dụng môi trường urê cơ bản (xem 3.4) (pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất) có bổ sung thêm 1% huyết thanh gà, b-NAD nồng độ cuối cùng là 5 mM và urê nồng độ cuối cùng là 20%.
- Dùng que cấy (xem 4.5) lấy khuẩn lạc từ thạch máu hoặc thạch sô-cô-la trong mục 5.2.2 cấy vào môi trường có urê, nuôi trong tủ ấm (xem 4.1), đọc kết quả sau 24 h.
+ Phản ứng dương tính: Môi trường có màu hồng.
+ Phản ứng âm tính: Môi trường không thay đổi màu.
B.2. Phản ứng oxidaza
Phản ứng được tiến hành trên giấy có tẩm dung dịch 1 % Tetrammethyl-P. phenylene diamin hydrochloride. Dùng que cấy (xem 4.5) lấy khuẩn lạc từ môi trường thạch máu hoặc thạch sô-cô-la trong mục 5.2.2 chà sát lên trên mặt giấy. Phản ứng dương tính khi xuất hiện màu đen tím sau 30 s. Phản ứng âm tính khi giấy tẩm giữ nguyên màu.
B.3. Phản ứng catalaza
Dùng que cấy (xem 4.5) lấy khuẩn lạc từ môi trường thạch máu hoặc thạch sô-cô-la trong mục 5.2.2 đặt lên một điểm trên phiến kính (xem 4.4). Nhỏ một giọt dung dịch H2O2 3 % lên khuẩn lạc trên phiến kính (xem 4.4). Phản ứng dương tính khi thấy có hiện tượng sủi bọt sau vài giây. Phản ứng âm tính khi không có hiện tượng sủi bọt.
B.4. Lên men đường
- Chuẩn bị môi trường TSB-đường:
Pha môi trường TSB (xem 3.3) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bổ sung 1% chỉ thị màu phenol red 0,2%, 1% NaCl (g/v). Chỉnh pH môi trường ở 6,8 ± 0,2, hấp tiệt trùng trong nồi hấp (xem 4.2) ở 121 °C trong 15 min. Để nguội đến 45 °C, rồi bổ sung 1 % b-NAD, 1 % huyết thanh gà. Chia môi trường ra các ống nghiệm (xem 4.10), mỗi ống nghiệm khoảng 4 ml.
Chuẩn bị đường: Pha các loại đường thành dung dịch 10 %, hấp tiệt trùng trong nồi hấp (xem 4.2) ở 110 °C trong từ 15 min đến 20 min hoặc hấp cách quãng 3 lần ở 100 °C trong 30 min hoặc lọc qua màng lọc (xem 4.8).
Thêm 0,4 ml dung dịch đường 10% vào ống chứa 4 ml môi trường TSB.
- Tiến hành: Dùng que cấy (xem 4.5) lấy khuẩn lạc từ thạch máu hoặc thạch sô-cô-la trong mục 5.2.2 cấy vào các ống môi trường TSB-đường ở phần trên, nuôi trong tủ ấm (xem 4.1) sau 24 h đọc kết quả.
+ Phản ứng âm tính: môi trường không thay đổi màu.
+ Phản ứng dương tính: môi trường chuyển màu vàng.

Để thực hiện phương pháp lên men đường cần chuẩn bị môi trường TSB-đường như sau: pha môi trường TSB theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bổ sung 1% chỉ thị màu phenol red 0,2%, 1% NaCl (g/v). Chỉnh pH môi trường ở 6,8 ± 0,2, hấp tiệt trùng trong nồi hấp (xem 4.2) ở 121 °C trong 15 min. Để nguội đến 45 °C, rồi bổ sung 1 % b-NAD, 1 % huyết thanh gà. Chia môi trường ra các ống nghiệm (xem 4.10), mỗi ống nghiệm khoảng 4 ml.

Pha các loại đường thành dung dịch 10 %, hấp tiệt trùng trong nồi hấp ở 110 °C trong từ 15 min đến 20 min hoặc hấp cách quãng 3 lần ở 100 °C trong 30 min hoặc lọc qua màng lọc.Thêm 0,4 ml dung dịch đường 10% vào ống chứa 4 ml môi trường TSB.

Dùng que cấy (xem 4.5) lấy khuẩn lạc từ thạch máu hoặc thạch sô-cô-la cấy vào các ống môi trường TSB-đường ở phần trên, nuôi trong tủ ấm sau 24 h đọc kết quả.

- Phản ứng âm tính: môi trường không thay đổi màu.

- Phản ứng dương tính: môi trường chuyển màu vàng.

Bệnh phù đầu gà
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để thực hiện phương pháp nhuộm Gram để phát hiện vi khuẩn gây bệnh phù đầu gà cần những loại thuốc nhuộm nào cho quá trình thực hiện?
Pháp luật
Cá thể mắc bệnh phù đầu gà sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Những thiết bị, dụng cụ nào dùng để chẩn đoán bệnh?
Pháp luật
Bệnh phù đầu gà là bệnh truyền nhiễm lây lan bằng đường nào và tỷ lệ chết khi mắc bệnh là bao nhiêu?
Pháp luật
Nguyên liệu dùng cho phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh phù đầu gà gồm những gì? Chuẩn bị ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh phù đầu gà
797 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh phù đầu gà
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào