Cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chỉ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại những cơ sở nào?
- Cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chỉ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại những cơ sở nào?
- Cá nhân đầu tư ra nước ngoài khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải báo cáo với cơ quan nào?
- Cá nhân phải thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn bao lâu sau khi chấm dứt hợp đồng?
Cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chỉ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại những cơ sở nào?
Điều kiện của cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 33 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Điều kiện của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
2. Có phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
3. Chỉ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có quyền đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Và chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình do cá nhân đó đầu tư thành lập ở nước ngoài.
Cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chỉ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại những cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân đầu tư ra nước ngoài khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải báo cáo với cơ quan nào?
Việc báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
1. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
2. Nội dung phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
a) Việc quản lý, sử dụng người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, giới tính, ngành, nghề, công việc cụ thể, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh; xử lý rủi ro, giải quyết quyền lợi, chế độ đối với người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác có liên quan đến người lao động;
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân đầu tư ra nước ngoài phải báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoà chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cá nhân phải thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn bao lâu sau khi chấm dứt hợp đồng?
Việc thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại khoản 5 Điều 35 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
...
Trường hợp tuyển dụng lao động mới thì phải ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo nội dung, mẫu hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và không được thu tiền dịch vụ của người lao động.
5. Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
6. Bảo đảm quyền lợi của người lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động do doanh nghiệp đưa đi.
7. Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
8. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo về tình hình thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân phải thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?