Cá nhân trong Ban quản lý khu bảo tồn biển vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn gây thiệt hại về tài sản 100 triệu đồng thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Xin cho hỏi: Ban quản lý khu bảo tồn biển quản lý những hoạt động nào trong khu bảo tồn biển và vùng đệm? Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển được quy định như thế nào? Cá nhân trong Ban quản lý khu bảo tồn biển vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn gây thiệt hại về tài sản 100 triệu đồng thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù? - câu hỏi của anh Trường (TP. HCM)

Ban quản lý khu bảo tồn biển quản lý những hoạt động nào trong khu bảo tồn biển và vùng đệm?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 đinh nghĩa về khu bảo tồn biển như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
6. Khu bảo tồn biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển.

Theo đó, khu bảo tồn biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển.

Theo Điều 10 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định Ban quản lý khu bảo tồn biển quản lý những hoạt động sau đây trong khu bảo tồn biển và vùng đệm, cụ thể:

(1) Hoạt động được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm:

- Thả phao đánh dấu ranh giới vùng biển;

- Điều tra, nghiên cứu khoa học sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chịu sự giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;

- Tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

(2) Hoạt động được thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái bao gồm:

- Hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;

- Phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển;

- Hoạt động du lịch sinh thái nhưng không gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển;

- Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác được đi qua không gây hại.

(3) Hoạt động được thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính bao gồm:

- Hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này;

- Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản;

- Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái;

- Xây dựng công trình hạ tầng phục vụ hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn biển; công trình phục vụ du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản.

(4) Hoạt động được thực hiện trong vùng đệm bao gồm:

- Hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này;

- Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển được quy định như thế nào?

Theo Điều 11 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển
1. Ban quản lý khu bảo tồn biển có quyền sau đây:
a) Thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo tồn biển trong phạm vi quản lý;
b) Hợp tác đào tạo, tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển;
c) Thu phí, lệ phí theo quy định đối với hoạt động trong khu bảo tồn biển;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái tự nhiên trên biển trong khu bảo tồn;
đ) Công chức, viên chức của Ban quản lý khu bảo tồn biển khi đang thi hành công vụ trong khu bảo tồn biển được lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, chuyển người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
e) Kinh doanh, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái tự nhiên trên biển và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật;
g) Có ý kiến đối với hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án liên quan đến khu bảo tồn biển được giao quản lý; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm dừng hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án của tổ chức, cá nhân trong trường hợp không thực hiện đúng mục đích, nội dung, kế hoạch hoặc có hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn biển.
2. Ban quản lý khu bảo tồn biển có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, bảo vệ khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Xây dựng đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn biển trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển định kỳ hằng năm, 05 năm, 10 năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, phòng, trừ dịch bệnh; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển;
d) Tổ chức nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, tái tạo, phục hồi và phát triển các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn biển; cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; quan trắc, thu thập thông tin, số liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, chất lượng môi trường nước;
đ) Giám sát hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án thực hiện trong khu bảo tồn biển;
e) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển;
g) Tổ chức, phối hợp với lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Cảnh sát môi trường, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí lực lượng Kiểm ngư thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển;
h) Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan hỗ trợ triển khai hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển;
i) Ban hành hướng dẫn, quy định đối với phương tiện và hoạt động trong khu bảo tồn biển;
k) Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh diện tích của khu bảo tồn biển; diện tích, vị trí các phân khu chức năng của khu bảo tồn biển và vùng đệm;
l) Lắp đặt, thả phao đánh dấu ranh giới khu bảo tồn biển, ranh giới các phân khu chức năng và lắp đặt phao cho tàu du lịch buộc neo;
m) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) về công tác quản lý khu bảo tồn biển định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

Căn cứ trên quy định về những quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển.

Cá nhân trong Ban quản lý khu bảo tồn biển vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn gây thiệt hại về tài sản 100 triệu đồng thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

khu bảo tồn biển

Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Hình từ internet)

Theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm e khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mét vuông (m2);
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
...

Căn cứ trên quy định người nào vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc trường hợp gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, cá nhân trong Ban quản lý khu bảo tồn biển vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn gây thiệt hại về tài sản 100 triệu đồng thì bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khu bảo tồn biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động nào được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển năm 2024?
Pháp luật
Trong phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn biển được thực hiện những hoạt động nào năm 2024?
Pháp luật
Trong vùng đệm của khu bảo tồn biển được thực hiện những hoạt động nào theo quy định từ ngày 19/5/2024?
Pháp luật
Trong phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển và vùng đệm được thực hiện những hoạt động nào?
Pháp luật
Hoạt động xây dựng hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển có nằm trong chính sách đầu tư của Nhà nước hay không?
Pháp luật
Khu bảo tồn biển được quy định như thế nào? Có cơ quan hoặc người nào có thẩm quyền quy định điều chỉnh tổng thể quy hoạch khu bảo tồn biển không?
Pháp luật
Khu bảo tồn biển là gì? Trình tự, thủ tục lập và thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển có quyền và nghĩa vụ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển xây dựng công trình có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Nguồn tài chính của khu bảo tồn biển nhà nước được lấy từ đâu? Chi ngân sách cho khu bảo tồn biển nhà nước vào những hoạt động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu bảo tồn biển
1,074 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu bảo tồn biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào