Cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu leo núi nhân tạo cần chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu như thế nào?
- Cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu leo núi nhân tạo cần chuẩn bị cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu như thế nào?
- Trang thiết bị tập luyện và thi đấu leo núi nhân tạo khi cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu cần được trang bị như thế nào?
- Mỗi người hướng dẫn tập luyện leo núi nhân tạo được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người?
Cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu leo núi nhân tạo cần chuẩn bị cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định leo núi thể thao bao gồm leo núi nhân tạo và leo núi tự nhiên.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu đối với leo núi nhân tạo như sau:
Cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu đối với leo núi nhân tạo
1. Tường leo
a) Tường leo đối với leo dẫn đường và leo với dây neo sẵn:
- Bảo đảm chiều cao ít nhất 4,5m khi tổ chức tập luyện;
- Bảo đảm chiều cao ít nhất 8m khi tổ chức giải thi đấu cấp tỉnh, thành phố, câu lạc bộ;
- Bảo đảm chiều cao ít nhất 12m khi tổ chức giải thi đấu quốc gia.
b) Tường leo đối với leo khối đá:
- Chiều cao không vượt quá 4,5m và có đệm bảo hộ dưới đất;
- Đối với tường leo độ cao từ 3m trở xuống: Đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 12cm và có tính đàn hồi;
- Đối với tường leo độ cao từ 3m đến 4,5m: Đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 20cm và có tính đàn hồi.
2. Mấu bám trên tường leo bảo đảm không bị lỏng hoặc xoay vặn và theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Leo núi quốc tế.
3. Khung kết cấu tường leo bảo đảm chịu được tải trọng của toàn bộ tường leo và lực tác động của người leo.
4. Có bảng nội quy quy định về giờ tập luyện, trang phục tập luyện và biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và thi đấu.
5. Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập.
Trong đó, tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL giải thích như sau:
Leo dẫn đường (Lead) là hình thức leo có sử dụng dây bảo vệ, người leo mang theo dây từ dưới, vừa leo lên cao vừa móc dây vào các chốt bảo vệ được lắp cố định sẵn trên tuyến leo.
Leo với dây neo sẵn (Top-Rope) là hình thức leo có sử dụng dây bảo vệ được cố định sẵn từ trên đỉnh tuyến leo.
Leo khối đá (Bouldering) là hình thức leo theo các tuyến leo ngắn, không sử dụng dây bảo vệ mà sử dụng các tấm đệm bảo hộ dưới đất.
Theo quy định trên, cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu đối với leo núi nhân tạo như sau:
- Tường leo đối với leo dẫn đường và leo với dây neo sẵn:
+ Bảo đảm chiều cao ít nhất 4,5m khi tổ chức tập luyện;
+ Bảo đảm chiều cao ít nhất 8m khi tổ chức giải thi đấu cấp tỉnh, thành phố, câu lạc bộ;
+ Bảo đảm chiều cao ít nhất 12m khi tổ chức giải thi đấu quốc gia.
- Tường leo đối với leo khối đá:
+ Chiều cao không vượt quá 4,5m và có đệm bảo hộ dưới đất;
+ Đối với tường leo độ cao từ 3m trở xuống: Đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 12cm và có tính đàn hồi;
+ Đối với tường leo độ cao từ 3m đến 4,5m: Đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 20cm và có tính đàn hồi.
- Mấu bám trên tường leo bảo đảm không bị lỏng hoặc xoay vặn và theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Leo núi quốc tế.
- Khung kết cấu tường leo bảo đảm chịu được tải trọng của toàn bộ tường leo và lực tác động của người leo.
- Có bảng nội quy quy định về giờ tập luyện, trang phục tập luyện và biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và thi đấu.
- Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập.
Cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu leo núi nhân tạo cần chuẩn bị cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu như thế nào? (Hình từ Internet)
Trang thiết bị tập luyện và thi đấu leo núi nhân tạo khi cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu cần được trang bị như thế nào?
Trang thiết bị tập luyện và thi đấu căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Trang thiết bị tập luyện và thi đấu
1. Có giầy leo núi chuyên dụng, dây leo núi, đai bảo hiểm, móc leo, thiết bị hãm, móc khóa carabiner, mũ bảo hiểm chuyên dụng, túi phấn, dây phụ trợ tùy theo loại hình leo núi. Các thiết bị leo núi phải đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn leo núi quốc tế.
2. Bảo đảm thông tin liên lạc giữa người tập leo núi, người hướng dẫn tập luyện với bộ phận điều hành tại địa điểm tập luyện, thi đấu và cơ sở y tế.
Như vậy, khi tập luyện và thi đấu leo núi nhân tạo phải có giầy leo núi chuyên dụng, dây leo núi, đai bảo hiểm, móc leo, thiết bị hãm, móc khóa carabiner, mũ bảo hiểm chuyên dụng, túi phấn, dây phụ trợ tùy theo loại hình leo núi. Các thiết bị leo núi phải đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn leo núi quốc tế.
Đồng thời, bảo đảm thông tin liên lạc giữa người tập leo núi, người hướng dẫn tập luyện với bộ phận điều hành tại địa điểm tập luyện, thi đấu và cơ sở y tế.
Mỗi người hướng dẫn tập luyện leo núi nhân tạo được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Mật độ tập luyện, hướng dẫn tập luyện và cứu hộ
1. Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 15 người trong 01 giờ học.
2. Có nhân viên cứu hộ thường trực, bảo đảm 15 người tập có 01 nhân viên cứu hộ.
Theo quy định trên, mỗi người hướng dẫn tập luyện leo núi nhân tạo hướng dẫn không quá 15 người trong 01 giờ học.
Có nhân viên cứu hộ thường trực, bảo đảm 15 người tập có 01 nhân viên cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?