Cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm về bảo quản thuốc gây nghiện, làm thất thoát thuốc thì sẽ bị xử phạt ra sao? Có áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung không?
- Thuốc gây nghiện hiện nay bao gồm các loại nào? Sử dụng và bảo quản thuốc gây nghiện trong bệnh viện cần tuân thủ những gì?
- Trường hợp cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm về bảo quản thuốc gây nghiện, làm thất thoát thuốc ra thì sẽ bị xử phạt ra sao?
- Có áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung đối với cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm về bảo quản thuốc gây nghiện, làm thất thoát thuốc ra ngoài bệnh viện hay không?
Thuốc gây nghiện hiện nay bao gồm các loại nào? Sử dụng và bảo quản thuốc gây nghiện trong bệnh viện cần tuân thủ những gì?
Văn bản hướng dẫn bảo quản, sử dụng thuốc gây nghiện trong bệnh viện: Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-BYT quy định như sau:
Phân loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt
1. Thuốc gây nghiện bao gồm các loại sau đây:
a) Chứa một hoặc nhiều dược chất gây nghiện hoặc thuốc chứa dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất hướng thần và có hoặc không có tiền chất dùng làm thuốc quy định tại Phụ lục I, II và III kèm theo Thông tư này.
b) Chứa dược chất gây nghiện (có hoặc không có dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
...
Bên cạnh đó, việc bảo quản sử dụng thuốc gây nghiện phải tuân thủ theo các quy định tại khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 6 Thông tư 20/2017/TT-BYT như sau:
Điều 4. Bảo quản
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác phải tuân thủ yêu cầu về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong đó:
a) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải được bảo quản tại kho, tủ riêng có khóa chắc chắn và không được để cùng các thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác. Nếu không có kho, tủ riêng, thuốc gây nghiện có thể để cùng tủ, giá, kệ chung với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất nhưng phải sắp xếp riêng biệt cho từng loại thuốc, có biển hiệu rõ ràng để tránh nhầm lẫn; Thuốc hướng thần sắp xếp trong quầy, tủ của trạm y tế cấp xã, trạm xá phải có khóa chắc chắn và có phân công người quản lý, cấp phát, theo dõi sổ sách;
...
đ) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất ở tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu phải được để ở một ngăn hoặc ô riêng, không được để cùng các thuốc khác và do điều dưỡng viên trực giữ, cấp phát theo y lệnh. Tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu có khóa chắc chắn, số lượng, chủng loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do người đứng đầu cơ sở quy định bằng văn bản. Khi đổi ca trực, người giữ thuốc của ca trực trước phải bàn giao số lượng thuốc và sổ theo dõi thuốc cho người giữ thuốc của ca trực sau. Khi bàn giao, người giao và người nhận phải ký nhận đầy đủ trên sổ theo dõi thuốc.
...
Điều 6. Cấp phát, sử dụng, hủy thuốc
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: việc cấp phát, sử dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 23/2011/TT-BYT).
Thuốc gây nghiện (Hình từ Internet)
Trường hợp cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm về bảo quản thuốc gây nghiện, làm thất thoát thuốc ra thì sẽ bị xử phạt ra sao?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 65 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thuốc gây nghiện, cụ thể như sau
Vi phạm quy định về thuốc phải kiểm soát đặc biệt
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bảo quản, sản xuất, pha chế, cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại không đúng quy định của pháp luật;
b) Vận chuyển, giao, nhận thuốc phải kiểm soát đặc biệt không đúng quy định của pháp luật;
c) Hủy thuốc phải kiểm soát đặc biệt không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc, kiểm nghiệm thuốc hoặc phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất để bảo đảm không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật;
b) Mua, bán nguyên liệu là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc không có đơn hàng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; mua, bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất không có đơn hàng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không có kết quả trúng thầu hoặc không có kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.
...
Đối chiếu với quy định tại Điều 65 như trên, thì đối với cá nhân có hành vi vi phạm trong việc bảo quản thuốc gây nghiện, để làm thất thoát thuốc ra ngoài bệnh viện thì sẽ bị phạt tiền với mức thấp nhất là 5.000.000 đồng và cao nhất là 40.000.000 đồng, tùy vào tính chất của hành vi vi phạm như thế nào.
Trên đây là mức phạt tiền áp dụng cho cá nhân vi phạm. Còn đối với tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi, cụ thể tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Có áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung đối với cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm về bảo quản thuốc gây nghiện, làm thất thoát thuốc ra ngoài bệnh viện hay không?
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 65 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm như sau:
Vi phạm quy định về thuốc phải kiểm soát đặc biệt
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm về bảo quản thuốc gây nghiện, làm thất thoát thuốc ra ngoài bệnh viện là đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?