Cá nhân, tổ chức chậm nộp phạt vi phạm hành chính sẽ bị tính thêm 0,05% trên tổng số tiền chậm nộp đúng không?
Ngày 21/03/2023, Thông tư 18/2023/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bừ trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính
Mức phạt tiền vi phạm hành chính đối với cá nhân và tổ chức tối đa là bao nhiêu?
Phạt tiền là một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
- Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức
- Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính là gì?
Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP gồm nộp tiền mặt trực tiếp , chuyển khoản. Theo đó, thông tư này hướng dẫn cụ thể:
- Trường hợp nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp, ngày xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là ngày Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc người có thẩm quyền thu tiền phạt.
- Trường hợp nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản, ngày xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là ngày người nộp tiền phạt nhận được thông báo giao dịch tiếp nhận khoản tiền nộp phạt thành công từ ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để nộp vào ngân sách nhà nước.
Cá nhân, tổ chức chậm nộp phạt vi phạm hành chính sẽ bị tính thêm 0,05% trên tổng số tiền chậm nộp đúng không? ( Hình từ internet)
Chậm nộp phạt sẽ bị tính thêm bao nhiêu % trên tổng số tiền phạt chưa nộp?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định trong trường hợp nộp chậm tiền phạt thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.
Do đó, căn cứ Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định thủ tục nộp tiền phạt như sau:
Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo như quy định trên thì nếu quá thời hạn nộp phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Có mấy trường hợp không tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính?
Theo đó, 03 trường hợp không tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính được quy định khoản 2 Điều 5 Thông tư số 18/2023/TT-BTC cụ thể là:
- Trong thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại;
- Trong thời gian cho phép nộp tiền phạt nhiều lần.
Như đã đề cập ở nội dung trên, trường hợp quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Tuy nhiên, nếu như cá nhân, tổ chức thuộc 01 trong 03 trường hợp nêu trên thì sẽ không tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính.
Thông tư số 18/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/5/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?