Cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sẽ bị thu hồi chứng thư số trong những trường hợp nào?
- Cơ quan nào có quyền quyết định việc thu hồi chứng thư số của cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
- Cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sẽ bị thu hồi chứng thư số trong những trường hợp nào?
- Việc thu hồi chứng thư số cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Cơ quan nào có quyền quyết định việc thu hồi chứng thư số của cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Theo Mục 13 Phần II Thủ tục hành chính mới và bãi bỏ lĩnh vực chứng thực điện tử thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1924/QĐ-BQP năm 2020 như sau:
Thủ tục thu hồi chứng thư số của cá nhân
...
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ;
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;
+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức liên quan.
...
Theo đó, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thu hồi chứng thư số của cá nhân.
Thu hồi chứng thư số cá nhân (Hình từ Internert)
Cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sẽ bị thu hồi chứng thư số trong những trường hợp nào?
Theo Mục 13 Phần II Thủ tục hành chính mới và bãi bỏ lĩnh vực chứng thực điện tử thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1924/QĐ-BQP năm 2020 như sau:
Thủ tục thu hồi chứng thư số của cá nhân
...
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
+ Chứng thư số hết hạn sử dụng;
+ Theo yêu cầu bằng văn bản từ thuê bao, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp trong các trường hợp: Khóa bí mật bị lộ hoặc nghi bị lộ; thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc hoặc các trường hợp mất an toàn khác; thiết bị lưu khóa bí mật bị hỏng;
+ Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an;
+ Thuê bao vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật được quy định tại Điều 74 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ;
+ Cá nhân thay đổi vị trí công tác mà thông tin về vị trí công tác mới không phù hợp với thông tin trong chứng thư số;
+ Cá nhân nghỉ hưu, thôi việc, từ trần.
...
Theo đó, cá nhân sẽ bị thu hồi chứng thư số trong những trường hợp sau đây:
- Chứng thư số hết hạn sử dụng;
- Theo yêu cầu bằng văn bản từ thuê bao, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp trong các trường hợp:
+ Khóa bí mật bị lộ hoặc nghi bị lộ;
+ Thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc hoặc các trường hợp mất an toàn khác;
+ Thiết bị lưu khóa bí mật bị hỏng;
- Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an;
- Thuê bao có hành vi dùng các công cụ, chương trình hay bất cứ hình thức nào khác làm thay đổi dữ liệu hoặc làm hư hỏng thiết bị lưu khóa bí mật.
- Cá nhân thay đổi vị trí công tác mà thông tin về vị trí công tác mới không phù hợp với thông tin trong chứng thư số;
- Cá nhân nghỉ hưu, thôi việc, từ trần.
Việc thu hồi chứng thư số cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo Mục 13 Phần II Thủ tục hành chính mới và bãi bỏ lĩnh vực chứng thực điện tử thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1924/QĐ-BQP năm 2020 như sau:
Thủ tục thu hồi chứng thư số của cá nhân
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Cá nhân được cấp chứng thư số có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số của cá nhân có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức quản lý thuê bao có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số của cá nhân gửi đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ.
Bước 2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị thu hồi chứng thư số, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ phải làm mất hiệu lực của chứng thư số và công bố chứng thư số bị thu hồi trên trang Thông tin điện tử của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin; đồng thời thông báo thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường mạng.
...
Theo đó, việc thu hồi chứng thư số cá nhân được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1
Cá nhân được cấp chứng thư số có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số của cá nhân có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức quản lý thuê bao có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số của cá nhân gửi đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ.
Bước 2
- Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị thu hồi chứng thư số, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ phải làm mất hiệu lực của chứng thư số và công bố chứng thư số bị thu hồi trên trang Thông tin điện tử của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
- Đồng thời, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ thông báo thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?