Cá nhân thuộc Bộ Công thương có được phép nhân danh Bộ Công thương phát ngôn cho báo chí không?
- Cá nhân thuộc Bộ Công thương có được phép nhân danh Bộ Công thương phát ngôn cho báo chí không?
- Người thực hiện phát ngôn của Bộ Công thương có được cung cấp thông tin chương trình công tác của Bộ Công Thương cho báo chí không?
- Những hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được quy định như thế nào?
Cá nhân thuộc Bộ Công thương có được phép nhân danh Bộ Công thương phát ngôn cho báo chí không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024 có quy định như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công Thương;
b) Người được Bộ trưởng giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí (sau đây gọi là Người phát ngôn).
Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email Người phát ngôn của Bộ Công Thương được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ;
c) Người được ủy quyền phát ngôn gồm: Các Thứ trưởng Bộ Công Thương; Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương hoặc cá nhân được Bộ trưởng giao nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao (sau đây gọi chung là Người được ủy quyền phát ngôn).
2. Lãnh đạo Bộ được ủy quyền trong thời gian Bộ trưởng vắng mặt ở cơ quan, Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn được quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Các cá nhân thuộc Bộ Công Thương không được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh Bộ Công Thương để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.
4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm b, điểm c, Khoản 1 Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.
5. Người phát ngôn và Người được ủy quyền phát ngôn được quy định tại điểm b, điểm c, Khoản 1 Điều này nếu không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo Bộ trưởng để ủy quyền cho người khác có trách nhiệm thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Theo đó, đối với các cá nhân thuộc Bộ Công thương không được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024 thì sẽ được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh Bộ Công Thương để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.
Cá nhân thuộc Bộ Công thương có được phép nhân danh Bộ Công thương phát ngôn cho báo chí không? (Hình từ Internet)
Người thực hiện phát ngôn của Bộ Công thương có được cung cấp thông tin chương trình công tác của Bộ Công Thương cho báo chí không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024 có quy định như sau:
Các thông tin được phép cung cấp cho báo chí
1. Các thông tin liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
2. Chương trình công tác và chương trình hành động của Bộ Công Thương để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
3. Các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Công Thương và các văn bản có liên quan.
4. Quan điểm và ý kiến giải quyết của Bộ đối với các vấn đề quan trọng, đột xuất trong ngành được dư luận xã hội quan tâm.
5. Các lĩnh vực công tác khác của Bộ Công Thương mà Lãnh đạo Bộ xét thấy cần thiết, đồng thời không thuộc danh mục thông tin cần bảo mật theo quy định pháp luật và được phép công bố với cơ quan báo chí.
Theo đó, người phát ngôn của Bộ Công thương sẽ được cung cấp thông tin chương trình công tác và chương trình hành động của Bộ Công Thương để thực hiện các nhiệm vụ được giao cho báo chí theo quy định.
Những hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024 có quy định như sau:
Theo đó, những hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được quy định nhưu sau:
- Tổ chức họp báo.
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương; trên các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm báo chí của các đơn vị, các cơ quan báo chí thuộc Bộ.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
- Gửi thông cáo báo chí, thông tin báo chí nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Thông tin bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí, họp báo do các ban, bộ, ngành chức năng của Trung ương và địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
- Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Quy định về trình tư, thủ tục tuyển dụng công chức của Bộ Công Thương?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọn bộ 11 Phụ lục Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 về quản lý hoạt động xây dựng file word?
- Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích? Viết bài văn giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia từ ngày 1/7/2025 theo Luật Dữ liệu 2024 quy định như thế nào?
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?