Cá nhân nước ngoài tham gia ứng phó sự cố, thảm họa tại Việt Nam có phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền không?
- Cá nhân nước ngoài tham gia ứng phó sự cố, thảm họa tại Việt Nam có phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền không?
- Cá nhân nước ngoài tham gia ứng phó sự cố, thảm họa tại Việt Nam có được hưởng tiền công lao động không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền đề nghị cá nhân nước ngoài hỗ trợ ứng phó sự cố trong trường hợp nào?
Cá nhân nước ngoài tham gia ứng phó sự cố, thảm họa tại Việt Nam có phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong phòng thủ dân sự như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí;
b) Được ưu tiên thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú cho lực lượng; nhập khẩu, xuất khẩu đối với trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
b) Hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cá nhân nước ngoài khi tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam thì phải đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, đồng thời phải hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài tham gia ứng phó sự cố, thảm họa tại Việt Nam có phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền không? (Hình từ Internet)
Cá nhân nước ngoài tham gia ứng phó sự cố, thảm họa tại Việt Nam có được hưởng tiền công lao động không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Phòng thủ dân sự 2023 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế
...
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36, Điều 37, khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó, tại Điều 36 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân
1. Cá nhân có các quyền sau đây:
a) Tiếp cận thông tin về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật;
c) Được hưởng tiền công lao động khi tham gia hoạt động phòng thủ dân sự theo quyết định huy động của người có thẩm quyền;
d) Được hoàn trả trang thiết bị, tài sản đã huy động ngay sau khi kết thúc việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa; trường hợp trang thiết bị, tài sản đã huy động bị thiệt hại hoặc tiêu hao thì được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật;
đ) Khi tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa nếu bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; nếu bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này.
...
Như vậy, cá nhân nước ngoài khi tham gia hoạt động ứng phó sự cố, thảm họa tại Việt Nam sẽ được hưởng tiền công lao động theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền đề nghị cá nhân nước ngoài hỗ trợ ứng phó sự cố trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 21 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản trong phòng thủ dân sự như sau:
Thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản
1. Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản theo quy định của pháp luật để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản của các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
3. Trang thiết bị, tài sản được huy động để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc nhiệm vụ; trường hợp bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cấp thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, thảm họa đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn quản lý hỗ trợ, giúp đỡ để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Như vậy, trong trường hợp cấp thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, thảm họa có quyền đề nghị cá nhân nước ngoài trên địa bàn quản lý hỗ trợ, giúp đỡ để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?