Cá nhân nhận chuyển giao công nghệ thì cần phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác hay không?
- Cá nhân nhận chuyển giao công nghệ thì cần phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác hay không?
- Hồ sơ chấp thuận chuyển giao công nghệ cho cá nhân bao gồm những giấy tờ gì?
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần quyền chuyển giao sở hữu trí tuệ thì có cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước về khoa học và công nghệ hay không?
Cá nhân nhận chuyển giao công nghệ thì cần phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác hay không?
Cá nhân nhận chuyển giao công nghệ thì cần phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác hay không, căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định: "Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ."
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 26 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ
...
2. Bên nhận công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
b) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
c) Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó cá nhân nhận công nghệ sẽ có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận.
Cá nhân nhận chuyển giao công nghệ thì cần phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác hay không? (Ảnh từ Internet)
Hồ sơ chấp thuận chuyển giao công nghệ cho cá nhân bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ chấp thuận chuyển giao công nghệ cho cá nhân bao gồm những giấy tờ gì, căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ;
b) Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị;
c) Tài liệu giải trình về công nghệ;
d) Tài liệu giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật;
đ) Tài liệu giải trình về việc phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ.
...
Theo đó hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ cho cá nhân bao gồm:
+ Văn bản đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ;
+ Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị;
+ Tài liệu giải trình về công nghệ;
+ Tài liệu giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật;
+ Tài liệu giải trình về việc phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần quyền chuyển giao sở hữu trí tuệ thì có cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước về khoa học và công nghệ hay không?
Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần quyền chuyển giao sở hữu trí tuệ thì có cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước về khoa học và công nghệ hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định:
Đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định:
Hình thức chuyển giao công nghệ
...
2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
Theo đó hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao sở hữu trí tuệ thuộc trong các trường hợp sau cần phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ:
+ Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
+ Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
+ Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?