Cá nhân muốn hiến tạng nhưng bị gia đình phản đối thì việc hiến tạng có thực hiện được không?
Hiến tạng là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định:
“Điều 3: Giải thích từ ngữ
…
6. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.”
Như vậy, hiến tạng là việc mình hiến mô, bộ phận cơ thể người. Việc này phải được cá nhân tự nguyện hiến bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
Thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết
Theo Điều 18 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định về thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết cụ thể như sau:
"Điều 18. Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết
1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.
2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.
4. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
c) Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;
d) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
5. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết."
Muốn hiến tạng nhưng bị gia đình phản đối?
Người thân phản đối thì có được hiến tạng không?
Điều 5 Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định:
"Điều 5: Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác."
Cá nhân có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết và hiến xác có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn thủ tục đăng ký.
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, người hiến tạng sẽ được cấp thẻ đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể.
Ngoài ra, theo Điều 21 Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, việc lấy mô, bộ phận của một người được thực hiện khi người đó có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não.
Trường hợp không có thẻ đăng ký thì việc lấy mô, bộ phận của một người phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.
Như vậy, theo các quy định trên, nếu bạn có đủ năng lực hành vi dân sự thì bạn được tự quyết định việc hiến tặng mô, bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi mất. Và việc thục hiện hiến tạng vẫn được thục hiện và xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?