Cá nhân muốn đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp thì phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Cá nhân muốn đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp thì phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Cá nhân không đủ điều kiện tham gia đăng ký tuyển chọn làm chủ trì nhiệm vụ khoa học cấp Bộ trong trường hợp nào?
- Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học có được hưởng quyền lợi về bản quyền tác giả đối với công trình khoa học do mình tạo ra không?
Cá nhân muốn đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp thì phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về yêu cầu đối với tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp bộ như sau:
Yêu cầu đối với tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp bộ
...
d) Không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, nộp lưu giữ các kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách nhà nước không được đăng ký tuyển chọn, xét giao trực tiếp trong thời hạn 01 năm;
đ) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ trong vòng 05 năm tính từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu:
a) Có trình độ đại học trở lên;
b) Có chuyên môn hoặc vị trí công tác phù hợp và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực khoa học với nhiệm vụ trong 05 năm gần đây, tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
c) Là người chủ trì hoặc tham gia chính xây dựng thuyết minh nhiệm vụ khoa học;
d) Có khả năng trực tiếp tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện công việc nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học.
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân muốn đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp thì phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
(1) Có trình độ đại học trở lên;
(2) Có chuyên môn hoặc vị trí công tác phù hợp và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực khoa học với nhiệm vụ trong 05 năm gần đây, tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
(3) Là người chủ trì hoặc tham gia chính xây dựng thuyết minh nhiệm vụ khoa học;
(4) Có khả năng trực tiếp tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện công việc nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học.
Cá nhân muốn đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp thì phải đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Cá nhân không đủ điều kiện tham gia đăng ký tuyển chọn làm chủ trì nhiệm vụ khoa học cấp Bộ trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 15 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về yêu cầu đối với tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp bộ như sau:
Yêu cầu đối với tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp bộ
...
4. Cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây không đủ điều kiện tham gia đăng ký tuyển chọn, xét giao trực tiếp làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học:
a) Đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ vẫn đang làm chủ nhiệm 01 đề tài cấp nhà nước hoặc từ 02 nhiệm vụ khoa học cấp Bộ trở lên (bao gồm: đề tài, đề án, dự án cấp bộ; đề tài, dự án do các quỹ về khoa học và công nghệ của Nhà nước tài trợ hoặc đề tài, dự án thực hiện bằng hình thức vay vốn hoặc được bảo lãnh vay vốn từ các quỹ của Nhà nước), trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng quyết định;
b) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học được đánh giá nghiệm thu ở mức “Không đạt” sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm có kết luận của Hội đồng đánh giá nghiệm thu;
c) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học các cấp có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện; truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định, cá nhân nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không đủ điều kiện tham gia đăng ký tuyển chọn làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học:
(1) Đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ vẫn đang làm chủ nhiệm 01 đề tài cấp nhà nước hoặc từ 02 nhiệm vụ khoa học cấp Bộ trở lên, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định;
(2) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học được đánh giá nghiệm thu ở mức “Không đạt” sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm có kết luận của Hội đồng đánh giá nghiệm thu;
(3) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học các cấp có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện; truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học có được hưởng quyền lợi về bản quyền tác giả đối với công trình khoa học do mình tạo ra không?
Căn cứ khoản 5 Điều 39 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về trách nhiệm của cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học như sau:
Trách nhiệm của cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học
...
4. Khi cần thiết, kiến nghị Bộ Tư pháp điều chỉnh nội dung, kinh phí, thời gian và cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học, đề xuất thay đổi nội dung, địa điểm, kinh phí, thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học với cơ quan chủ trì thực hiện và đơn vị quản lý trực tiếp nhiệm vụ khoa học và chỉ được thực hiện những thay đổi này khi có sự đồng ý bằng văn bản của đơn vị quản lý trực tiếp.
5. Phối hợp với các đơn vị, cá nhân có đủ điều kiện tham gia thực hiện nhiệm vụ theo quy định hiện hành; được hưởng quyền lợi về bản quyền tác giả đối với công trình khoa học do mình tạo ra theo quy định của pháp luật.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng kinh phí và hoàn trả kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học trong các trường hợp bị đình chỉ hoạt động hoặc nghiệm thu ở mức “Không đạt” theo đúng quy định hiện hành.
...
Như vậy, cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học được hưởng quyền lợi về bản quyền tác giả đối với công trình khoa học do mình tạo ra theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?