Cá nhân lập hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú cần đảm bảo những giấy tờ gì? Nơi nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu là ở đâu?
Cá nhân cần đạt đủ bao nhiêu tiêu chuẩn thì mới được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú?
Theo Điều 6 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”
Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
2. Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
3. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên.
Theo đó, cá nhân cần đạt đủ 04 tiêu chuẩn sau đây thì mới được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, gồm:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
- Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
- Có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên.
Cá nhân lập hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú cần đảm bảo những giấy tờ gì?
Cá nhân lập hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú cần đảm bảo những giấy tờ gì? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 62/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 11/2019/NĐ-CP) quy định về hồ sơ như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân bao gồm:
a) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” (Mẫu số 1), “Nghệ nhân ưu tú” (Mẫu số 2);
b) Các tài liệu, băng, đĩa hình, ảnh mô tả, chứng minh tri thức, kỹ năng đang nắm giữ;
c) Giấy chứng nhận hoặc quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen liên quan tới đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể: Nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện).
..
Theo đó, cá nhân lập hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú cần đảm bảo những giấy tờ sau:
- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định 62/2014/NĐ-CP);
- Các tài liệu, băng, đĩa hình, ảnh mô tả, chứng minh tri thức, kỹ năng đang nắm giữ;
- Giấy chứng nhận hoặc quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen liên quan tới đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể:
+ Nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);
+ Nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện).
Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú đến cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 62/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định 11/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Nộp và tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Cá nhân đề nghị xét tặng tự mình hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng bao gồm các giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định này và được gửi đến cơ quan tiếp nhận quy định tại Khoản 1 Điều này theo thời gian quy định trong Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có trách nhiệm kiểm tra về tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ theo quy định và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu trong hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân lập hồ sơ hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền lập hồ sơ hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa.
Căn cứ quy định trên thì cá nhân đề nghị xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú nộp hồ sơ đề nghị xét tặng bằng cách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?