Cá nhân khi nhận được lệnh điều động, huy động khẩn cấp trong hoạt động kiểm ngư thì phải có trách nhiệm gì?
- Cá nhân khi nhận được lệnh điều động, huy động khẩn cấp trong hoạt động kiểm ngư thì phải có trách nhiệm gì?
- Tàu thuyền của cá nhân được điều động, huy động bị hư hỏng trong thời gian thực hiện lệnh điều động thì có được thanh toán chi phí sửa chữa không?
- Trường hợp tàu thuyền của cá nhân được điều động, huy động bị mất thì có được đền bù tàu thuyền mới không?
Cá nhân khi nhận được lệnh điều động, huy động khẩn cấp trong hoạt động kiểm ngư thì phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 104/2018/TT-BTC quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được điều động, huy động như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được điều động, huy động
1. Chấp hành lệnh điều động, huy động của người có thẩm quyền;
2. Cung cấp tàu thuyền, phương tiện đủ điều kiện hoạt động để thực hiện Lệnh điều động, huy động.
3. Cung cấp hồ sơ thanh quyết toán chi phí thực hiện lệnh điều động, huy động theo hướng dẫn của cơ quan Kiểm ngư (Trung ương, địa phương).
Như vậy, theo quy định thì cá nhân khi nhận được lệnh điều động, huy động khẩn cấp trong hoạt động kiểm ngư có các trách nhiệm sau đây:
(1) Chấp hành lệnh điều động, huy động của người có thẩm quyền;
(2) Cung cấp tàu thuyền, phương tiện đủ điều kiện hoạt động để thực hiện Lệnh điều động, huy động.
(3) Cung cấp hồ sơ thanh quyết toán chi phí thực hiện lệnh điều động, huy động theo hướng dẫn của cơ quan Kiểm ngư Trung ương, địa phương.
Cá nhân khi nhận được lệnh điều động, huy động khẩn cấp trong hoạt động kiểm ngư thì phải có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Tàu thuyền của cá nhân được điều động, huy động bị hư hỏng trong thời gian thực hiện lệnh điều động thì có được thanh toán chi phí sửa chữa không?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 104/2018/TT-BTC quy định về nội dung chi, mức chi như sau:
Nội dung chi, mức chi
...
4. Chi phí sử dụng, sửa chữa, đền bù tàu thuyền, phương tiện được điều động, huy động
a) Chi phí sử dụng tàu thuyền, phương tiện: Trường hợp phải sử dụng tàu thuyền, phương tiện không thuộc sở hữu Nhà nước để thực hiện lệnh điều động, huy động thì việc thanh toán dựa trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận sử dụng tàu thuyền, phương tiện giữa cơ quan tổ chức thực hiện lệnh điều động, huy động với chủ tàu thuyền, phương tiện. Căn cứ để xác định mức tiền sử dụng tàu thuyền, phương tiện khi ký hợp đồng hoặc thoả thuận sử dụng phương tiện dựa vào thông số kỹ thuật của tàu thuyền, phương tiện, định mức, đơn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tình hình thực tế khi phát sinh công việc đột xuất;
b) Chi phí sửa chữa tàu thuyền, phương tiện: Tàu thuyền, phương tiện của các tổ chức, cá nhân được điều động, huy động bị hư hỏng trong thời gian thực hiện lệnh điều động, huy động được sửa chữa nhằm khôi phục tình trạng ban đầu. Căn cứ để xác định mức thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ thanh toán cho hợp đồng sửa chữa tàu thuyền, phương tiện phát sinh trực tiếp, hợp lý, hợp lệ sau khi trừ đi số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm chi trả (nếu có);
...
Như vậy, theo quy định, tàu thuyền, phương tiện của cá nhân được điều động, huy động bị hư hỏng trong thời gian thực hiện lệnh điều động, huy động thì sẽ được sửa chữa nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Căn cứ để xác định mức thanh toán chi phí sửa chữa dựa trên cơ sở chứng từ thanh toán cho hợp đồng sửa chữa tàu thuyền, phương tiện phát sinh trực tiếp, hợp lý, hợp lệ sau khi trừ đi số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm chi trả (nếu có).
Trường hợp tàu thuyền của cá nhân được điều động, huy động bị mất thì có được đền bù tàu thuyền mới không?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 104/2018/TT-BTC quy định về nội dung chi, mức chi như sau:
Nội dung chi, mức chi
...
4. Chi phí sử dụng, sửa chữa, đền bù tàu thuyền, phương tiện được điều động, huy động
...
c) Chi phí đền bù tàu thuyền, phương tiện: Trường hợp tàu thuyền, phương tiện của các tổ chức, cá nhân được điều động, huy động bị mất hoặc hư hỏng không thể sửa chữa được đền bù bằng tàu thuyền, phương tiện mua mới tương đương (hiện vật) hoặc bằng tiền (giá trị) nhưng tối đa không được vượt giá thị trường của cùng chủng loại tàu thuyền, phương tiện có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, mức độ hao mòn với tàu thuyền, phương tiện được huy động tại thời điểm thanh toán.
Việc sửa chữa, đền bù tàu thuyền, phương tiện được điều động, huy động được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm, đấu thầu và các văn bản hướng dẫn.
5. Các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện lệnh điều động, huy động (nếu có): Thực hiện theo quy định hiện hành đối với từng nội dung hoặc phù hợp với thực tế phát sinh.
Như vậy, theo quy định, trường hợp tàu thuyền, phương tiện của cá nhân được điều động, huy động bị mất thì sẽ được đền bù bằng tàu thuyền, phương tiện mua mới tương đương hoặc bằng tiền nhưng tối đa không được vượt giá thị trường của cùng chủng loại tàu thuyền, phương tiện có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, mức độ hao mòn với tàu thuyền, phương tiện được huy động tại thời điểm thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh theo Nghị định 162/2024 như thế nào?
- Cục Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước đúng không? Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân không?
- Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?
- Đánh bài ăn tiền ngày tết có bị phạt không? Đánh bài ăn tiền ngày tết bao nhiêu thì bị truy cứu hình sự?
- Quy định về xác định số dư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như thế nào?