Cá nhân giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bị phạt bao nhiêu?

Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có phải hành vi vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt với hành vi này được quy định thế nào? Câu hỏi của anh Nam đến từ Đà Nẵng.

Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có phải hành vi vi phạm pháp luật không?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử
...
2. Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:
a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
...

Theo đó, giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là hành vi vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử.

Hay nói cách khác, tổ chức, cá nhân giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là vi phạm pháp luật.

Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (hình từ Internet)

Cá nhân giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;
d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
e) Sử dụng biểu tượng đã đăng ký để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
g) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.
...

Chiếu theo quy định này, cá nhân giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Lưu ý mức phạt này chỉ áp dụng cho cá nhân thực hiện hành vi giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Đối với tổ chức, mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

Ngoài ra, cá nhân giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ bị đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Bên cạnh đó, cá nhân vi phạm còn buộc thực hiện áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh có quyền xử phạt cá nhân giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không?

Căn cứ Điều 82 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 45 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
...
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Như đã phân tích phía trên, mức xử phạt hành chính tối đa với cá nhân giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là 30.000.000 đồng (thấp hơn mức xử phạt tối đa mà Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh được phép xử lý).

Do đó, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh đủ thẩm quyền xử lý cá nhân giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Đồng thời Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh cũng đủ thẩm quyền để áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi này.

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân có hành vi huy động vốn trái phép trên mạng xã hội bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì? Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng này qua ứng dụng phải điều kiện nào?
Pháp luật
Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử phải cung cấp doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn của cá nhân kinh doanh trên sàn đúng không?
Pháp luật
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam phải dùng đồng tiền khai thuế nào?
Pháp luật
Thương nhân thiết lập website là chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử trong trường hợp nào?
Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
Pháp luật
Website thương mại điện tử bị đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi nào?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có phải lọc thông tin theo từ khóa trước khi thông tin về hàng hóa, dịch vụ hiển thị trên website không?
Pháp luật
Bộ Công Thương công bố nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương mại điện tử
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,987 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương mại điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào