Cá nhân đăng ký mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được tiếp cận các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp không?
- Thông báo việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải đăng báo hay không?
- Cá nhân đăng ký mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được tiếp cận các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp không?
- Những đối tượng nào không được mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Thông báo việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải đăng báo hay không?
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về việc phê duyệt kết quả bán, ký kết hợp đồng, bàn giao, thanh toán, thông báo về việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Theo đó, thông báo việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trong đó, phương tiện thông tin đại chúng được định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 38/2017/TT-BTTTT là phương tiện được cơ quan báo chí sử dụng để cung cấp, truyền dẫn thông tin tới đông đảo công chúng bao gồm:
- Các đài phát thanh,
- Đài truyền hình,
- Báo in, báo điện tử,
- Trang/Cổng thông tin điện tử.
Hay nói cách khác, thông báo việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể được đăng báo theo quy định.
Đồng thời, phải được gửi đến các cơ quan: Tài chính, Thuế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Lưu ý: trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành trách nhiệm thanh toán và ký biên bản bàn giao, cơ quan đại diện chủ sở hữu thông báo việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với các nội dung cụ thể như sau:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp được bán;
- Tên, địa chỉ của người trúng đấu giá;
- Giá bán, phương thức bán;
- Trách nhiệm của người trúng đấu giá, tổ chức, cá nhân bán toàn bộ doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong việc xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh khác.
Cá nhân đăng ký mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được tiếp cận các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp không?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân đăng ký mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có quyền khảo sát thực trạng doanh nghiệp; nghiên cứu hồ sơ, báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, các Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, đất đai, các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp.
Lưu ý: tổ chức, cá nhân đăng ký mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có trách nhiệm:
- Giữ bí mật các thông tin thu được từ việc khảo sát thực trạng và các tài liệu của doanh nghiệp.
- Không được tiết lộ hoặc sử dụng các thông tin trên gây phương hại cho doanh nghiệp.
Trường hợp người đăng ký mua tiết lộ và sử dụng thông tin gây phương hại cho doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;
Ngược lại, bên phía doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được bán thì phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho người đăng ký mua doanh nghiệp khảo sát, tiếp cận các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp không.
Cá nhân đăng ký mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được tiếp cận các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì những đối tượng không được mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là:
- Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Tổ chức tài chính trung gian, cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp và các cá nhân thuộc các tổ chức này trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp.
Tổ chức đấu giá doanh nghiệp và người làm việc trong tổ chức đấu giá doanh nghiệp thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
- Người được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền xử lý việc bán doanh nghiệp; người có quyền quyết định bán doanh nghiệp, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá doanh nghiệp;
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 23/2022/NĐ-CP;
- Những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư liên quan đến các điều kiện về tiếp cận thị trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và pháp luật về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ năm 2025, lùi xe ô tô trên đường cao tốc xử phạt đến 40 triệu đồng? Lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị trừ bao nhiêu điểm?
- Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe 2025? Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe bị trừ bao nhiêu điểm?
- Quy chuẩn QCVN 01-1:2024/BYT chất lượng nước sạch sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 2024 thế nào?
- Vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu 2025? Xe máy vượt đèn đỏ bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?