Cá nhân có thể yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tạo cặp khóa cho mình không?

Cá nhân có thể yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tạo cặp khóa cho mình không? Cặp khóa trên chứng thư số của cá nhân được cấp là duy nhất đúng không? Cặp khóa trên chứng thư số của cá nhân không phải là duy nhất thì chứng thư số sẽ bị thu hồi hay tạm dừng?

Cá nhân có thể yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tạo cặp khóa cho mình không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về tạo khóa và phân phối khóa cho thuê bao như sau:

Tạo khóa và phân phối khóa cho thuê bao
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số có thể tự tạo cặp khóa hoặc yêu cầu bằng văn bản tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa cho mình.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số tự tạo cặp khóa, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cần đảm bảo chắc chắn rằng tổ chức, cá nhân đó đã sử dụng thiết bị theo đúng tiêu chuẩn quy định để tạo ra và lưu trữ cặp khóa.
3. Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa, tổ chức đó phải đảm bảo sử dụng các phương thức an toàn để chuyển giao khóa bí mật đến tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số và chỉ được lưu bản sao của khóa bí mật khi tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số có yêu cầu bằng văn bản.

Theo đó, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số có thể yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa cho mình bằng văn bản.

Việc tạo cặp khóa phải đảm bảo sử dụng các phương thức an toàn để chuyển giao khóa bí mật đến cá nhân đề nghị cấp chứng thư số và chỉ được lưu bản sao của khóa bí mật khi cá nhân đề nghị cấp chứng thư số có yêu cầu bằng văn bản.

Ngoài ra, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số cũng có thể tự tạo cặp khóa cho mình bằng thiết bị theo đúng tiêu chuẩn quy định để tạo ra và lưu trữ cặp khóa.

Cá nhân có thể yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tạo cặp khóa cho mình không?

Cá nhân có thể yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tạo cặp khóa cho mình không? (Hình từ Internet)

Cặp khóa trên chứng thư số của cá nhân được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số là duy nhất đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 130/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Cấp chứng thư số cho thuê bao
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp chứng thư số cho thuê bao sau khi kiểm tra được các nội dung sau đây:
a) Thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số của thuê bao là chính xác;
b) Khóa công khai trên chứng thư số sẽ được cấp là duy nhất và cùng cặp với khóa bí mật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số.
...

Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 4 Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về điều kiện thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng như sau:

Điều kiện hoạt động
...
4. Điều kiện về kỹ thuật:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực;
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật danh sách các chứng thư số có hiệu lực, đang tạm dừng và đã hết hiệu lực và cho phép và hướng dẫn người sử dụng Internet truy nhập trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;
- Đảm bảo tạo cặp khóa chỉ cho phép mỗi cặp khóa được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng đảm bảo khóa bí mật không bị phát hiện khi có khóa công khai tương ứng;
- Có tính năng cảnh báo, ngăn chặn và phát hiện truy nhập bất hợp pháp trên môi trường mạng;
- Được thiết kế theo xu hướng giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường Internet;
- Hệ thống phân phối khóa cho thuê bao phải đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật của cặp khóa. Trong trường hợp phân phối khóa thông qua môi trường mạng máy tính thì hệ thống phân phối khóa phải sử dụng các giao thức bảo mật đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền.
...

Theo đó, mỗi cặp khóa được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng đảm bảo khóa bí mật không bị phát hiện khi có khóa công khai tương ứng.

Do đó, cặp khóa trên chứng thư số của cá nhân được cấp là duy nhất.

Cặp khóa trên chứng thư số của cá nhân không phải là duy nhất thì chứng thư số sẽ bị thu hồi hay tạm dừng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về thu hồi chứng thư số của thuê bao như sau

Thu hồi chứng thư số của thuê bao
1. Chứng thư số của thuê bao bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
a) Khi thuê bao yêu cầu bằng văn bản và yêu cầu này đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của mình xác minh là chính xác;
b) Khi thuê bao là cá nhân đã chết hoặc mất tích theo tuyên bố của tòa án hoặc thuê bao là tổ chức giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Theo điều kiện thu hồi chứng thư số đã được quy định trong hợp đồng giữa thuê bao và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
...

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về tạm dừng chứng thư số của thuê bao như sau:

Tạm dừng, phục hồi chứng thư số của thuê bao
1. Chứng thư số của thuê bao bị tạm dừng trong các trường hợp sau đây:
a) Khi thuê bao yêu cầu bằng văn bản và yêu cầu này đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng xác minh là chính xác;
b) Khi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có căn cứ để khẳng định rằng chứng thư số được cấp không tuân theo các quy định tại các Điều 24 và 25 Nghị định này hoặc khi phát hiện ra bất cứ sai sót nào có ảnh hưởng đến quyền lợi của thuê bao và người nhận;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Theo điều kiện tạm dừng chứng thư số đã được quy định trong hợp đồng giữa thuê bao và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

Như vậy, theo quy định trên, cặp khóa được tạo trên chứng thư số của cá nhân mà không phải là duy nhất thì chứng thư số đó sẽ bị tạm dừng chứ không bị thu hồi.

Dịch vụ chứng thực chữ ký số Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch vụ chứng thực chữ ký số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của Thuê bao quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia? Tổ chức này phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các đơn vị nào?
Pháp luật
Cá nhân có thể yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tạo cặp khóa cho mình không?
Pháp luật
Dịch vụ chứng thực chữ ký số là gì? Điều kiện để được cấp phép hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ chứng thực chữ ký số
348 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ chứng thực chữ ký số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ chứng thực chữ ký số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào