Cá nhân có thể gửi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua những hình thức nào?
- Đơn vị nào có trách nhiệm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính do cá nhân gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ?
- Cá nhân có thể gửi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua những hình thức nào?
- Công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì?
Đơn vị nào có trách nhiệm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính do cá nhân gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 1394/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định về tiếp nhận, phân loại phản ánh, kiến nghị như sau:
Tiếp nhận, phân loại phản ánh, kiến nghị
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị do cá nhân, tổ chức gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể:
a) Phòng Hành chính - Lưu trữ thuộc Văn phòng Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức gửi bằng văn bản thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp chuyển đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đóng dấu và vào sổ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;
b) Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức gửi qua thư điện tử, qua số điện thoại chuyên dùng:
...
Như vậy, theo quy định thì Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ do cá nhân gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đơn vị nào có trách nhiệm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính do cá nhân gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ? (Hình từ Internet)
Cá nhân có thể gửi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua những hình thức nào?
Căn cứ Điều 20 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 1394/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định về hình thức phản ánh, kiến nghị như sau:
Hình thức phản ánh, kiến nghị
Phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Gửi văn bản trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Gửi văn bản phản ánh, kiến nghị đến Bộ phận Một cửa của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Gọi trực tiếp qua số điện thoại chuyên dùng (024) 35560628 (Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Bộ).
4. Gửi nội dung phản ánh, kiến nghị đến địa chỉ email: [email protected] hoặc Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
5. Gửi đơn phản ánh, kiến nghị đến Phòng Tiếp công dân của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc trình bày nội dung phản ánh, kiến nghị để Phòng Tiếp công dân ghi lại bằng văn bản theo quy định tại Điều 25 Luật Tiếp công dân.
Như vậy, theo quy định thì phản ánh, kiến nghị của cá nhân về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
(1) Gửi văn bản trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
(2) Gửi văn bản phản ánh, kiến nghị đến Bộ phận Một cửa của Bộ Khoa học và Công nghệ.
(3) Gọi trực tiếp qua số điện thoại chuyên dùng (024) 35560628 (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ).
(4) Gửi nội dung phản ánh, kiến nghị đến địa chỉ email: [email protected] hoặc Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
(5) Gửi đơn phản ánh, kiến nghị đến Phòng Tiếp công dân của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc trình bày nội dung phản ánh, kiến nghị để Phòng Tiếp công dân ghi lại bằng văn bản theo quy định.
Công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 1394/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định về trách nhiệm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị như sau:
Trách nhiệm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
...
2. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của đơn vị mình do tổ chức, cá nhân gửi đến hoặc do Văn phòng Bộ chuyển đến;
b) Bố trí công chức, viên chức để thực hiện tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị theo đúng quy trình quy định tại Điều 9 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung;
c) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị theo đúng quy trình quy định.
3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị:
a) Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp truy cập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính để gửi, tra cứu tình hình, kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị;
b) Liên hệ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp cập nhật, bổ sung đầy đủ nội dung có liên quan đến phản ánh, kiến nghị trong trường hợp các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp chưa rõ ràng hoặc thiếu nội dung cần thiết hoặc trường hợp cần xác thực, làm rõ các thông tin liên quan;
c) Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận, phân loại xử lý, cập nhật, đăng tải kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
Như vậy, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị có các trách nhiệm sau:
(1) Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp truy cập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính để gửi, tra cứu tình hình, kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị;
(2) Liên hệ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp cập nhật, bổ sung đầy đủ nội dung có liên quan đến phản ánh, kiến nghị trong trường hợp các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp chưa rõ ràng hoặc thiếu nội dung cần thiết hoặc trường hợp cần xác thực, làm rõ các thông tin liên quan;
(3) Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận, phân loại xử lý, cập nhật, đăng tải kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?