Cá nhân có nhu cầu làm hòa giải viên lao động thì đăng ký dự tuyển với cơ quan nào? Danh sách hòa giải viên lao động được bổ nhiệm được đăng tải ở đâu?
Cá nhân có nhu cầu làm hòa giải viên lao động thì đăng ký dự tuyển với cơ quan nào?
Thủ tục tuyển chọn hòa giải viên lao động được quy định tại khoản 2 Điều 93 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động
...
2. Trình tự, thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động
a) Căn cứ kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo công khai việc tuyển chọn hòa giải viên lao động trên địa bàn thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp thực hiện;
b) Trong thời hạn đăng ký ghi trong thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cá nhân trực tiếp đăng ký hoặc được các cơ quan, đơn vị của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ dự tuyển gồm: Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động; sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền; giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế; bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan; văn bản giới thiệu tham gia làm hòa giải viên lao động của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có);
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân nếu có nhu cầu làm hòa giải viên lao động thì trực tiếp đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
- Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế;-
- Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan;
- Văn bản giới thiệu tham gia làm hòa giải viên lao động của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
Cá nhân có nhu cầu làm hòa giải viên lao động thì đăng ký dự tuyển với cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Danh sách hòa giải viên lao động được bổ nhiệm được đăng tải ở đâu?
Danh sách hòa giải viên lao động được bổ nhiệm được quy định tại khoản 4 Điều 93 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động
...
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm lại đối với các trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội công khai, cập nhật, đăng tải danh sách họ tên, địa bàn phân công hoạt động, số điện thoại, địa chỉ liên hệ của hòa giải viên lao động được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để người lao động, người sử dụng lao động biết và liên hệ.
Như vậy, theo quy định, danh sách hòa giải viên lao động được bổ nhiệm được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội công khai, cập nhật, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
Đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để người lao động, người sử dụng lao động biết và liên hệ.
Việc cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải do cơ quan nào thực hiện?
Việc cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải được quy định tại khoản 1 Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
1. Việc cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động.
2. Trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan hệ lao động được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động.
Trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn yêu cầu từ đối tượng tranh chấp đề nghị giải quyết thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, hòa giải viên lao động phải chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý hòa giải viên lao động để phân loại xử lý;
...
Theo đó, việc cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, dắt chó đi dạo phải lưu ý những gì? Mức xử phạt khi dắt chó đi dạo không đúng phần đường quy định theo Nghị định 168?
- Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật xe cơ giới nhập khẩu mới nhất? Căn cứ xác định năm sản xuất của xe cơ giới nhập khẩu?
- Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau mới nhất 2025? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra sao?
- Kỹ thuật hiện có tốt nhất là gì? Ai có trách nhiệm áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất theo lộ trình do Chính phủ quy định?
- Người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế có quyền phê duyệt dự toán số tiền trợ cấp tinh giản biên chế không?