Cá nhân chủ trì thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xác định qua những tiêu chí nào?
- Cá nhân chủ trì thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Cơ quan nào tổ chức tuyển chọn cá nhân chủ trì dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xác định qua những tiêu chí nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về tiêu chí xác định dự án như sau:
Tiêu chí xác định dự án
1. Đáp ứng Điều kiện đề xuất dự án:
a) Dự án có xuất xứ từ kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ hoặc hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ các cấp đã được hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị triển khai áp dụng;
b) Có thị trường tiêu thụ sản phẩm (thuyết minh rõ về khả năng thị trường tiêu thụ, phương thức chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm của dự án);
c) Có cam kết và đảm bảo huy động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ để thực hiện dự án.
2. Sự cần thiết phải thực hiện dự án (tính cấp thiết):
a) Sự phù hợp các hướng công nghệ ưu tiên và những hướng công nghệ phục vụ phát triển các ngành kinh tế quan trọng;
b) Tạo ra công nghệ (quy trình, thiết bị), các sản phẩm mới có chất lượng và tính cạnh tranh cao và chuyển giao được cho sản xuất;
c) Có hiệu quả kinh tế - xã hội (tạo thêm việc làm, tiết kiệm và tận dụng nguồn tài nguyên và nhân lực, bảo vệ môi trường).
3. Tính khả thi:
a) Sự phù hợp về tên, Mục tiêu, sản phẩm, thời gian thực hiện, kinh phí có thể đáp ứng được, năng lực khoa học và công nghệ trong nước có thể giải quyết được;
b) Sự hợp lý của việc đặt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm dự án.
Như vậy, theo quy định trên thì dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xác định qua những tiêu chí sau:
- Đáp ứng Điều kiện đề xuất dự án;
- Sự cần thiết phải thực hiện dự án;
- Tính khả thi.
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Cá nhân chủ trì thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án như sau:
Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án
1. Đối với tổ chức chủ trì thực hiện dự án:
a) Có đủ tiềm lực khoa học và công nghệ để chủ trì thực hiện dự án;
b) Không có nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ chậm đánh giá nghiệm thu vào thời điểm nộp hồ sơ (đối với dự án sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ).
2. Đối với cá nhân chủ trì thực hiện dự án (sau đây gọi là chủ nhiệm dự án):
a) Có trình độ từ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực khoa học của dự án;
b) Là người đề xuất phương án triển khai dự án và chủ trì xây dựng thuyết minh dự án;
c) Có khả năng trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức thực hiện và đảm bảo thời gian để chủ trì triển khai dự án;
d) Đã hoàn thành quyết toán kinh phí, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã đến thời hạn kết thúc (đối với dự án sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ).
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân chủ trì thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có trình độ từ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực khoa học của dự án;
- Là người đề xuất phương án triển khai dự án và chủ trì xây dựng thuyết minh dự án;
- Có khả năng trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức thực hiện và đảm bảo thời gian để chủ trì triển khai dự án;
- Đã hoàn thành quyết toán kinh phí, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã đến thời hạn kết thúc (đối với dự án sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ).
Cơ quan nào tổ chức tuyển chọn cá nhân chủ trì dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì dự án như sau:
Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì dự án
1. Căn cứ kết quả tư vấn của Hội đồng xác định, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp danh Mục dự án đưa ra tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án.
3. Trước thời điểm tuyển chọn ít nhất 30 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo danh Mục dự án đưa ra tuyển chọn trên trang thông tin điện tử của Bộ để các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện dự án.
4. Muộn nhất là 05 ngày sau khi họp hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả tuyển chọn dự án trên trang thông tin điện tử của Bộ và kết quả giao trực tiếp bằng văn bản gửi tới tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?