Cá nhân biên soạn sách giáo khoa theo quy định pháp luật hiện hành cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Điều kiện tiên quyết về nội dung và hình thức của sách giáo khoa được quy định như thế nào?
- Cá nhân biên soạn sách giáo khoa theo quy định pháp luật hiện hành cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Cá nhân biên soạn sách giáo khoa có được đưa các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học vào nội dung sách giáo khoa hay không?
- Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa được quy định như thế nào?
Điều kiện tiên quyết về nội dung và hình thức của sách giáo khoa được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa như sau:
Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa
1. Nội dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.
2. Nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, nội dung và hình thức của sách giáo khoa cần phải đảm bảo những điều kiện tiên quyết như sau:
(1) Không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
(2) Phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.
(3) Không được mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.
Cá nhân biên soạn sách giáo khoa theo quy định pháp luật hiện hành cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân biên soạn sách giáo khoa theo quy định pháp luật hiện hành cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy định về tiêu chuẩn cá nhân biên soạn sách giáo khoa như sau:
Tiêu chuẩn cá nhân biên soạn sách giáo khoa
1. Người biên soạn sách giáo khoa phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn; am hiểu về khoa học giáo dục; có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn;
b) Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.
2. Người tham gia biên soạn sách giáo khoa không tham gia thẩm định sách giáo khoa.
Như vậy, cá nhân muốn biên soạn sách giáo khoa cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
(1) Phải có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn.
(2) Am hiểu về khoa học giáo dục.
(3) Có ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn.
(4) Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.
Cá nhân biên soạn sách giáo khoa có được đưa các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học vào nội dung sách giáo khoa hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về nội dung sách giáo khoa như sau:
Nội dung sách giáo khoa
1. Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
2. Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.
3. Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
4. Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.
Như vậy, các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục thì được phép đưa vào nội dung sách giáo khoa.
Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa như sau:
(1) Các bài học trong sách giáo khoa phải tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.
(2) Tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh thông qua các bài học trong sách giáo khoa.
(3) Các bài học trong sách giáo khoa phải thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
(4) Các bài học trong sách giáo khoa sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?