Cá cháy có thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu không? Được phép xuất khẩu Cá cháy trong trường hợp nào?

Cá cháy có thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu không? Được phép xuất khẩu Cá cháy trong trường hợp nào? Hồ sơ yêu cầu cấp phép xuất khẩu Cá cháy gồm những gì? Câu hỏi của anh Hải đến từ Bình Thuận.

Cá cháy có thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu không?

Căn cứ Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Chiếu theo quy định này, Cá cháy thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu và chỉ được xuất khẩu trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật.

Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu

Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu (hình từ Internet)

Được phép xuất khẩu Cá cháy trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 98 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:

Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu và quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân được phép xuất khẩu thủy sản sống trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
b) Có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
c) Có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép. Đối với nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất, kinh doanh thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, môi trường đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống.
7. Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.

Theo đó, Cá cháy được phép xuất khẩu vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ yêu cầu cấp phép xuất khẩu loài thủy sản là Cá cháy gồm những gì?

Điều 67 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu không phải xin giấy phép đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trừ loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Tổ chức, cá nhân được tái xuất, quá cảnh loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương.
3. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế được thực hiện theo Điều 69 Nghị định này.
4. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và quy định tại Nghị định này.

Theo đó, hồ sơ yêu cầu cấp phép xuất khẩu loài thủy sản là Cá cháy gồm:

Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản đề nghị cấp phép xuất khẩu Cá cháy bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; Tải về

- Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

Loài thủy sản nguy cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ 19/5/2024 được quy định cụ thể thế nào?
Pháp luật
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là gì? Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm do cơ quan nào ban hành?
Pháp luật
Cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo Cá mõm trâu cần đáp ứng điều kiện gì? Trình tự thực hiện chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo được quy định ra sao?
Pháp luật
Trách nhiệm kiểm sát việc nhập khẩu thủy sản là Cá rồng thuộc về ai? Tổ chức nhập khẩu thủy sản là Cá rồng có cần xin giấy phép nhập khẩu không?
Pháp luật
Có bị xem là vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khi tự ý khai thác cá mập trắng lớn để lấy vi cá bán hay không?
Pháp luật
Hoạt động khai thác để nghiên cứu khoa học đối với các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có cần xin văn bản chấp thuận khai thác không?
Pháp luật
Thủy sản có khả năng sinh lợi cao có thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không? Trách nhiệm xây dựng danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Cá cháy có thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu không? Được phép xuất khẩu Cá cháy trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cá voi lưng gù có thuộc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không? Điều kiện để được phép chế biến Cá voi lưng gù?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Loài thủy sản nguy cấp
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
705 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Loài thủy sản nguy cấp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào