Bước đầu tiên trong việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển là thực hiện công việc gì?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có biển căn cứ vào đâu để tổ chức lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển?
- Bước đầu tiên trong việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển là thực hiện công việc gì?
- Việc đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ trong việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển gồm có nội dung nào?
Ủy ban nhân dân tỉnh có biển căn cứ vào đâu để tổ chức lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
1. Ủy ban nhân dân tỉnh có biển căn cứ các nguyên tắc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh có biển căn cứ vào nguyên tắc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tại khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
Theo đó, nguyên tắc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển được quy định như sau:
- Phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan; hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ và phát triển, có tính đến hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng đất ven biển; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
- Phải phù hợp với quy định của pháp luật về đê điều, khu vực biên giới trên biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Phải xác định rõ chỉ giới hành lang bảo vệ bờ biển ở các khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
- Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
Bước đầu tiên trong việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển là thực hiện công việc gì? (Hình từ Internet)
Bước đầu tiên trong việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển là thực hiện công việc gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
...
2. Việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ;
b) Xác định các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
c) Lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về dự thảo Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
d) Phê duyệt Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
Theo quy định trên, việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ;
Bước 2: Xác định các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
Bước 3: Lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về dự thảo Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
Bước 4: Phê duyệt Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
Như vậy, theo quy định trên, bước đầu tiên trong việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển là thực hiện thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ.
Việc đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ trong việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển gồm có nội dung nào?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ
1. Việc thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ phải được thực hiện trên cơ sở thông tin, số liệu được cập nhật nhằm cung cấp đầy đủ số liệu để đánh giá quy luật phân bố, đặc Điểm, tiềm năng và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường vùng bờ.
2. Nội dung thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ bao gồm:
a) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái;
b) Cảnh quan tự nhiên, di sản văn hóa;
c) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
d) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên;
đ) Hiện trạng môi trường, rủi ro ô nhiễm môi trường;
e) Tình hình diễn biến và rủi ro thiên tai;
g) Các thông tin, dữ liệu khác có liên quan.
Như vậy theo quy định trên, việc đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ trong việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển gồm có các nội dung như sau:
(1) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái;
(2) Cảnh quan tự nhiên, di sản văn hóa;
(3) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
(4) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên;
(5) Hiện trạng môi trường, rủi ro ô nhiễm môi trường;
(6) Tình hình diễn biến và rủi ro thiên tai;
(7) Các thông tin, dữ liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?