Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là gì? Ngân hàng thương mại được bù trừ, thanh toán giao dịch cho đối tượng nào?
Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
16. Tài sản ký quỹ bù trừ (sau đây gọi tắt là tài sản ký quỹ) là tiền, chứng khoán và tài sản khác theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư và thành viên bù trừ.
17. Tài khoản ký quỹ bù trừ (sau đây gọi tắt là tài khoản ký quỹ) là tài khoản được mở cho nhà đầu tư, thành viên bù trừ để quản lý vị thế, tài sản ký quỹ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
18. Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là các hoạt động bao gồm ký quỹ, đối chiếu, xác nhận kết quả giao dịch, xử lý lỗi, thế vị giao dịch, bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán, chuyển giao tiền hoặc chuyển giao tiền và tài sản cơ sở vào ngày thanh toán.
19. Cơ chế đối tác bù trừ trung tâm là hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện, trong đó Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua hoạt động thế vị trở thành một đối tác của giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên bù trừ là đối tác còn lại của giao dịch.
20. Thế vị là việc thay thế một bên trong hợp đồng hoặc giao dịch chứng khoán phái sinh bằng một bên khác, trong đó bên thay thế kế thừa tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến hợp đồng hoặc giao dịch chứng khoán phái sinh của bên bị thay thế.
Theo đó, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là các hoạt động bao gồm:
- Ký quỹ, đối chiếu, xác nhận kết quả giao dịch, xử lý lỗi, thế vị giao dịch, bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán, chuyển giao tiền; hoặc
- Chuyển giao tiền và tài sản cơ sở vào ngày thanh toán.
Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là gì? Ngân hàng thương mại được bù trừ, thanh toán giao dịch cho đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Việc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bằng tiền phải được chuyển khoản qua ngân hàng đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảo đảm khả năng bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ thông qua cơ chế phòng ngừa rủi ro quy định tại Điều 35 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc thanh toán, quyết toán giao dịch chứng khoán phái sinh bằng tiền giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các thành viên bù trừ được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng thanh toán theo quy định của pháp luật. Việc chuyển giao tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bằng tiền giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các thành viên bù trừ phải được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng thanh toán.
Ngân hàng thương mại được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 158/2020/NĐ-CP về điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh như sau:
Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
1. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh:
a) Công ty chứng khoán được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, khách hàng của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho thành viên không bù trừ và khách hàng của thành viên không bù trừ đó;
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
...
Như vậy, ngân hàng thương mại chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?